Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam – ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đốn (Trang 66 - 71)

đều tăng qua các năm.

Hoạt động bảo lãnh là một thế mạnh của Agribank Chi nhánh Đống Đa với doanh số bảo lãnh luôn chiếm khoảng 40% tổng thu phí dịch vụ, cao nhất là năm 2016 với 5,228 triệu đồng.

Hoạt động thanh toán quốc tế tuy không đứng thứ nhất trong tổng thu phí dịch vụ nhưng nó lại đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2015 tăng trưởng 15.2% so với năm 2015, và đặc biệt do được chú trọng nên năm 2016 đã tăng trưởng 25.8% so với năm 2015.

2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Đống Đa nhánh Đống Đa

Hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Chi nhánh Đống Đa được thực hiện theo quyết định số 448/QĐ-NHNo-ĐCTC do Tổng giám đốc Agribank ban hành ngày 13/05/2014, sau được sửa đổi và bổ sung theo quyết định số 1112/QĐ- NHNo-ĐCTC ngày 29/10/2014 quy định quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Bộ phận thanh toán quốc tế của Agribank Chi nhánh Đống Đa gồm 05 người (bao gồm cả trưởng phòng) thuộc phòng Kinh doanh Ngoại hối, mới được tách ra từ phòng Kế hoạch Kinh doanh tháng 07/2014. Tuy hạn chế về chuyên môn, năng lực phát triển cũng chưa mạnh do mới thành lập, nhưng Agribank Chi nhánh Đống Đa vẫn luôn đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi, đem lại nhiều kết quả khả quan cho Chi nhánh.

Bảng 2.5: Số món giao dịch TTQT NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: Giao dịch

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số món Số món Tốc độ tăng trưởng (%) Số món Tốc độ tăng trưởng (%) Mở L/C 61 103 68.85 135 31.07 Thanh toán L/C 50 136 172.00 151 11.03 L/C xuất 11 6 (45.45) 25 316.67 TTR 421 465 10.45 542 16.56 Nhờ thu 0 1 100.00 8 700.00 Kiều hối 39 106 194.44 136 28.30 Phi thương mại 17 118 594.12 245 107.63 Thanh toán biên mậu 19 14 (26.32) 31 121.43

Doanh số các món TTQT

618 949 53.56 1,258 32.56

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Agribank Chi nhánh Đống Đa năm 2014 – 2016)

Số món giao dịch TTQT tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016, số lượng giao dịch TTQT tăng trên tất cả các chỉ tiêu. Đặc biệt khi nhìn vào chỉ tiêu Phi thương mại thấy được sự nhảy vọt đáng kể. Để có được mức tăng mạnh như vậy là bởi Chi nhánh tập trung vào phát triển mảng chuyển tiền du học, chuyển tiền cho các mục đích phi thương mại…, các

đồng tiền thực hiện trong giao dịch TTR khá đa dạng như AUD, CAD, JPY, NZD… nhưng chủ yếu chiếm ưu thế vẫn là USD.

Số lượng các món giao dịch bằng L/C như mở và thanh toán LC đều tăng đặc biệt tăng mạnh trong năm 2015. Chi nhánh cũng rất chú trọng vào việc đẩy mạnh phát triển phương thức giao dịch này vì đây là phương thức an toàn và chiếm lượng phí đáng kể nhất trong giao dịch TTQT và đã thấy rõ được kết quả đạt được trong 2 năm 2015 và 2016.

Bảng 2.6: Doanh số hoạt động TTQT NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: Nghìn USD

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Số tiền Tốc độ tăng

trưởng (%) Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Mở L/C 6,309 7,693 21.94 34,247 345.17 Thanh toán L/C 5,230 8,233 57.42 15,239 85.10 L/C xuất 4,971 3,964 (20.26) 4,390 10.75 TTR 12,131 13,695 12.89 38,805 183.35 Nhờ thu 0 13 100.00 728 5,500.00 Kiều hối 300 1,287 329.00 848 (34.11) Phi thương mại 189 735 288.88 1,516 106.26 Thanh toán biên mậu 334 182 (45.51) 476 161.54

Doanh số TTQT 29,464 35,802 21.51 96,249 168.84

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Agribank Chi nhánh Đống Đa năm 2014 – 2016)

Hoạt động TTQT không chỉ giúp ngân hàng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ mà còn đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. Có thể thấy, Agribank Chi nhánh Đống Đa đang ngày càng chú trọng phát triển hoạt động TTQT theo xu thế chung của các ngân hàng trên toàn thế giới. Qua biểu đồ có thể thấy sự phát triển vượt bậc qua các năm đặc biệt trong năm 2016.

Biểu đồ 2.3: Doanh số hoạt động TTQT của NHN0&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa phân theo loại hình giao dịch

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Agribank Chi nhánh Đống Đa năm 2014 – 2016)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Chi nhánh Đống Đa tiếp tục được mở rộng, các nghiệp vụ TTQT khá đa dạng trong đó tập trung vào một số hoạt động chính sau:

- Chuyển tiền (TTR): có doanh số lớn nhất trong các hoạt động TTQT tại Agribank Chi nhánh Đống Đa, số món giao dịch cũng chiếm nhiều nhất. Nguyên nhân là do phương thức này có nhiều ưu điểm nội trội như:

5,230 8,233 15,239 12,131 13,695 38,805 823 2217 3568 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thanh toán L/C Thanh toán TTR Khác

+ Đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

+ Các doanh nghiệp XNK sử dụng phương thức thanh toán này khi đã quen biết với đối tác, có giao dịch hợp tác làm ăn lâu dài do đó không phải sử dụng đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro như trong phương thức nhờ thu hay L/C.

Chi nhánh cần phải tích cực hơn trong công tác huy động và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia XNK bằng phương thức chuyển tiền TTR.

- Tín dụng chứng từ: luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động TTQT của Agribank Chi nhánh Đống Đa bởi những ưu điểm của nó đối với cả người xuất khẩu và nhập khẩu, tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên tham gia. Hoạt động thanh toán L/C là hoạt động thu được nhiều phí dịch vụ nhất vì trách nhiệm của ngân hàng so với các phương thức thanh toán khác là cao hơn. Chính vì vậy, tập trung vào phương thức thanh toán bằng L/C là nhiệm vụ hết sức quan trọng, khuyến khích các doanh nghiệp XNK sử dụng phương thức thanh toán L/C để thu phí nhiều hơn.

Ngoài ra, trong hoạt động thanh toán quốc tế khác tại Chi nhánh, hoạt động thanh toán biên mậu khá phát triển. Biên mậu là hoạt động thanh toán quốc tế có thế mạnh của Agribank do Agribank là ngân hàng đầu tiên triển khai hoạt động này với các quốc gia có chung biên giới. Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng thanh toán biên mậu của Agribank Chi nhánh Đống Đa tăng mạnh nhất vào năm 2016, doanh số là 476 nghìn USD/năm. Khi thực hiện thanh toán biên mậu, các doanh nghiệp và cá nhân đều được đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí mua bán, trao đổi, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, khi thực hiện thanh toán biên mậu qua Internet Banking, khách hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro, quy trình thanh toán chính xác và nhất là tiết kiệm được nhiều chi phí bởi phí dịch vụ rất rẻ. Ví dụ như khi thực hiện Thanh toán biên mậu qua Internet Banking với các đối tác Trung Quốc, khách hàng chỉ cần chờ ở ngân hàng 5 - 10 phút là có thể nhận được tiền của đối tác chuyển qua tài khoản, và chỉ phải chi 01 CNY (tương đương khoảng 3,200 VND) thay vì phải chi 05 USD điện phí nếu thực hiện thanh toán qua mạng viễn thông liên ngân hàng quốc tế (SWIFT). Đó là lý do vì sao mà

khách hàng khi thực hiện thanh toán qua biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia hầu hết đều sử dụng phương thức thanh toán biên mậu. Tuy nhiên, năm 2015 số món và doanh số chuyển biên mậu giảm mạnh, nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng trung ương Trung Quốc thay đổi chính sách tỷ giá từ cố định sang thả nổi có kiểm soát đã làm cho đồng Nhân dân tệ bị mất giá khoảng 3% so với đầu năm 2015. Chính vì thế các hoạt động trao đổi, buôn bán với Trung Quốc bị tạm ngưng, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động biên mậu tại Agribank Chi nhánh Đống Đa nói riêng. Một bất lợi trong hoạt động thanh toán biên mậu đó là do hàng hóa chỉ được phép vận chuyển bằng đường bộ mới có thể áp dụng, do vậy, đối với những đơn hàng gấp, hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển, khách hàng không thể thanh toán bằng hình thức biên mậu và phải thanh toán thông qua hình thức TTR.

Như vậy có thể thấy rằng tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được những kết quả khá khả quan, đáng khích lệ, số món giao dịch qua các năm vẫn được duy trì khá đồng đều. Có được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế nên nhu cầu thanh toán quốc tế của các tổ chức, cá nhân tăng nhanh mạnh kéo theo doanh số thanh toán quốc tế của Chi nhánh cũng tăng. Đồng thời nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đốn (Trang 66 - 71)