nhánh Đống Đa
Triết lý kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam là “Agribank mang phồn vinhvới đến khách hàng”, mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và phấn đấu đến cuối năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy
tín cao trên trường quốc tế. Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam và với mục tiêu trở thành một tổ chức tài chính đa năng có uy tín trên địa bàn quận Đống Đa, góp phần phát triển thương hiệu cho NHNo&PTNT Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế thì Chi nhánh đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho những năm tiếp theo: Hoạt động kinh doanh đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, cần thực hiện 4 nhiệm vụ trong tâm:
- Khẳng định vị thế của chi nhánh bằng cách chiếm lĩnh thị trường, tăng cường thị phần.
- Ổn định bộ máy tổ chức
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đi đôi với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tương xứng với công nghệ mới.
- Tăng cường nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng ổn định bền vững và tiết kiệm, cơ cấu hợp lý.
Để góp phần vào mục tiêu chung của chi nhánh hoạt động TTQT cũng không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng hình thức, nhằm ngày càng đạt được yêu cầu thoả mãn của khách hàng. Chi nhánh đã đặt ra những mục tiêu hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo:
- Cải tiến nâng cao năng lực điều hành cho hoạt động TTQT tại Chi nhánh, đảm bảo thực hiện tốt chiến lược đưa hoạt động TTQT thành một trong những hoạt động trọng tâm của chi nhánh, tận dụng được ưu thế về địa điểm, đảm bảo hoạt động TTQT của chi nhánh được thông suốt, hiệu quả.
- Áp dụng các phương thức TTQT tiên tiến hiện đại phù hợp với thông lệ tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tế đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các hoạt động TTQT nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
- Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng các phương thức TTQT. Việc đưa sản phẩm mới vào vận hành, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù theo yêu cầu của khách hàng là việc cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà sự cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, định hướng của Agribank Chi nhánh Đống Đa là luôn tìm cho mình những cơ hội hợp tác, học hỏi các ngân hàng có bề dày kinh nghiệm và các ngân hàng nước ngoài nhằm triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm TTQT truyền thống để ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu khách hàng và nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh.
- Phát triển nhanh hệ thống mạng lưới kênh phân phối, mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ chức tài chính, mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý khắp các châu lục.
- Nâng cao năng lực hoạt động cũng như năng lực TTQT khi hội nhập sâu và rộng:
➢ Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực cũng như chất lượng hoạt động TTQT. Công nghệ là yếu tố hàng đầu tạo ra sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động TTQT, khi mà các giao dịch ngày càng trở nên nhiều và phức tạp thì các ngân hàng luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng phương thức thanh toán.
➢ Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTQT để nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động, ứng dụng được công nghệ hiện đại, nắm vững các thông lệ, luật pháp quốc tế, phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho Chi nhánh… Con người là yếu tố quan trọng và quyết định mọi thành công. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính là giúp ngân hàng nâng cao năng lực hoạt động của mình.
➢ Củng cố và mở rộng quan hệ khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
➢ Hoạt động TTQT phải gắn liền với nhiều hoạt động khác như tín dụng, huy động vốn. Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ giúp Chi nhánh có nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng XNK. Ngoài ra hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng gắn liền với hoạt động TTQT, vì nó tạo ra nguồn ngoại tệ phục vụ
TTQT. Vì vậy nâng cao chất lượng TTQT là đồng thời phải kết hợp các hoạt động khác nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.
➢ Hạn chế rủi ro trong TTQT được xem là nhiệm vụ trọng tâm đặt lên hàng đầu bởi tính chất của TTQT có ảnh hưởng vượt biên giới mỗi quốc gia. Định hướng của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào công tác phòng ngừa, xử lý đi theo khi nảy sinh vấn đề, “làm đúng, làm chuẩn” từ công tác kiểm tra hồ sơ đến khi hạch toán, đồng thời khi gặp sự cố phải kịp thời xử lý, nhanh gọn, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong quá trình mở L/C, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra năng lực của doanh nghiệp để quyết định mức kỹ quý hợp lý, cán bộ TTQT phải có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp trong nội dung giữa hợp đồng ngoại thương và yêu cầu mở thư tín dụng để đưa ra một bản L/C chính xác. Khi bộ chứng từ được xuất trình về ngân hàng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm soát lô hàng nhằm hạn chế rủi ro cho cả khách hàng và chính ngân hàng, cán bộ TTQT có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp của mình, nhưng đồng thời luôn đôn đốc khách hàng để họ đảm bảo nguồn tiền thanh toán. Toàn bộ hồ sơ luôn được ghi chép cẩn thận, theo dõi kịp thời và được kiểm soát lại lần nữa trên bộ phận hậu kiểm tại Chi nhánh.