Structure)
Lý thuyết này cho rằng, ở doanh nghiệp có tồn tại cơ cấu vốn tối ưu mà tại đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp là cao nhất. Trên cở sở đó, cơ cấu vốn tối ưu được giải thích và xác định một cách định tính theo trình tự như sau:
Khi doanh nghiệp sử dụng 100% VCSH, cơ cấu vốn không có nợ, doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp không được hưởng những lợi thế từ việc đi vay. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) cũng chính là chi phí sử dụng VCSH.
Khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng nợ vay, việc đi vay đem lại những lợi ích vượt trội. Chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận, kết hợp với khoản lợi thuế từ vốn vay. Chi phí sử dụng VCSH cao hơn chi phí sử dụng vốn vay và thấp hơn tỷ suất sinh lời đòi hỏi cần thiết của nhà đầu tư thông thường. Do đó, doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn bình quân giảm dần theo mức tăng của hệ số nợ.
Khi doanh nghiệp tăng nợ vay, hệ số nợ tăng, chủ sở hữu đòi hỏi mức lợi tức cao hơn. Vì khi doanh nghiệp tăng nợ vay rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp sẽ tăng cao điều này chủ sở hữu cần có lợi tức cao hơn để bù đắp rủi ro, khiến chi phí sử dụng VCSH tăng lên. Đồng thời, khi hệ số nợ cao, nguy cơ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cao, chủ nợ đòi hỏi tỷ suất sinh lời cao hơn để bù đắp rủi ro. Từ đó làm chi phí sử dụng vốn từng nguồn tài trợ tăng lên, chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp tăng dần theo mức tăng của hệ số nợ.
Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro của doanh nghiệp nhưng lại đưa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm giảm giá cổ phiếu, nhưng tỷ suất sinh lời cao có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu.
Như vậy, lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu dựa vào lá chắn thuế của doanh nghiệp khẳng định chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn (đặc trưng bởi hệ số nợ) hay chính là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận dành cho cổ đông. Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối hài hoà giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Tại điểm WACC đổi chiều ta xác định được tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn là tối ưu (H* ).
Hình 1.1: Biểu đồ biểu diễn chi phí sử dụng vốn
Vậy cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn tối ưu là vấn đề hết sức khó xác định về mặt định tính bởi yêu cầu phải lượng hoá được tất cả các thông số như phần lợi thuế từ nợ vay, chi phí phá sản phát sinh, rủi ro khi doanh nghiệp gia tăng nợ vay. Khoa học thực nghiệm đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để giải quyết vấn đề này, nhưng nó cũng chỉ giải thích được phần nào về sự tương quan, vẫn còn những yếu tố không thể lượng hoá một cách chính xác nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn như: yếu tố liên quan đến trình độ quản lý, sự ưa thích sử dụng nợ hay không của giảm đốc doanh nghiệp, rủi ro của ngành,v.v… Điều này còn khó xác định hơn khi các yếu tố cần lượng hoá liên tục biến đổi và không độc lập với nhau trong mối quan hệ với hệ số
H* CPSD Vốn vay WACC Chi phí sử dụng VCSH CPSD Vốn Đòn cân nợ 0 WACCmin
nợ của doanh nghiệp. Do đó, một cơ cấu nguồn vốn tối ưu cũng chỉ đúng tại một thời điểm cụ thể, chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định.
Tóm lại, theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu:
- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu vốn của công ty
- Có một cơ cấu vốn tối ưu nhưng không có cơ cấu vốn tối ưu chung cho mọi doanh nghiệp.
- Với cơ cấu vốn tối ưu, chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và giá trị doanh nghiệp là cao nhất.