Một mô hình chỉ có ý nghĩa giải thích khi các giả định của nó đã được thỏa mãn. Do vậy, trong nghiên cứu cần phải kiểm tra các giả định trước khi diễn giải các kết quả của mô hình. Quá trình kiểm tra các giả định có thể được thực hiện thông qua việc phát hiện khuyết tật có thể có của mô hình. Các khuyết tật có thể mắc phải là: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan.
* Kiểm định đa cộng tuyến
Sử dụng kiểm định bằng hồi quy phụ trợ và nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. Theo quy tắc, nếu VIF của một biến lớn hơn 5 thì có hiện tượng đa cộng tuyến cao, còn nếu vượt hơn 10 thì mức độ đa
cộng tuyến của biến này được xem là rất cao và khi đó, các hệ số hồi quy được ước lượng sẽ không có độ chính xác. Như vậy, dựa vào kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, các biến có hệ số hồi quy lớn hơn 10 sẽ bị tác giả loại ra khỏi mô hình hồi quy và quá trình này tiếp tục cho đến khi không còn biến nào có giá trị VIF lớn hơn 10, tức không còn hiện tượng này.
Kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai trong mô hình LEV và LLEV của các biến đều có rất nhỏ và có giá trị trung bình là đều là 1.01<5 (Phụ lục 5).
Điều này chứng tỏ mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến rất nhỏ, và có thể không xét đến. Các biến phù hợp đưa vào mô hình để phân tích.
* Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange
Giả thuyết:
H0: Phương sai sai số đồng đều H1: Phương sai sai số thay đổi Từ kết test (phụ lục 6), cho thấy:
P-value (LEV) 0.0000
P-value (LLEV) 0.0376
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy giá trị P-value (Prob>chi2) = 0.0000 trong mô hình LEV, P-value (Prob>chi2) = 0.0376 trong mô hình LLEV, đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Do đó bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhập H1, mô hình có phương sai thay đổi đối với cả hai mô hình hồi quy LEV và LLEV.
* Kiểm định tự tương quan
Để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM, tác giả sử dụng kiểm định xtserial.
Giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số H1: Có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số
Từ kết test (phụ lục 7), cho thấy:
P-value (LEV): 0.4993
P-value (LLEV): 0.6841
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy giá trị P-value (Prob>F) = 0.4993
(đối với mô hình LEV), P-value (Prob>F) = 0.6841 (đối với mô hình LLEV), đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Do đó chấp nhận giả thuyết H0, mô hình không có hiện tượng tự tương quan.