* Giả thuyết nghiên cứu:
Luận văn xem xét mối liên hệ giữa các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các CTCP được đề cập trong phần lý thuyết với các tỷ suất nợ – tiêu chí đại diện cho cơ cấu vốn của doanh nghiệp (cụ thể là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản) để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến cơ cấu vốn của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Sở dĩ tác giả lựa chọn tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng lên chúng vì chúng là các chỉ tiêu thể hiện cơ cấu vốn của công ty một cách tổng quan nhất, tỷ số tự tài trợ (tỷ số VCSH/tổng tài sản) và tỷ số nợ trên VCSH có cùng tính chất với tỷ số nợ nên sử dụng tỷ số nợ trên tổng tài sản mang
tính chất đại diện cho cả các tỷ số trên. Hơn nữa, trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tính biến động thường xuyên và không ổn định nên luận văn không xem xét đến. Theo đó, biến phụ thuộc được xác định trong mô hình là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LEV) và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV). Mô hình bao gồm 7 biến độc lập: Quy mô công ty (Size), hiệu quả kinh doanh (ROA), cấu trúc tài sản cố định hữu hình (Tang), các cơ hội tăng trưởng (Growth), tính thanh khoản (Liquid), thuế (Tax), đặc điểm riêng tài sản của công ty (Unique) giải thích cho biến phụ thuộc.
LEV: Hệ số nợ vay đo lường tỷ lê ̣ tổng Nợ trên Tổng tài sản, biến này cho chúng ta biết được doanh nghiê ̣p sử dụng nợ là bao nhiêu trong cơ cấu Tổng tài sản của doanh nghiệp.
LLEV: Hệ số nợ vay dài hạn đo lường tỷ lê ̣ Nợ dài hạn trên Tổng tài sản, biến này cho biết doanh nghiê ̣p sử dụng nợ dài hạn bao nhiêu trong cơ cấu Tổng tài sản của doanh nghiệp.
SIZE: Quy mô doanh nghiệp đo lường bằng Logarit của Tổng Tài sản, thể hiện quy mô của công ty. Theo lý thuyết và dựa trên cơ sở thực nghiệm của một số mô hình nghiên cứu tại Mục 1.4.1, doanh nghiệp quy mô lớn có uy tín cao, có giá trị thương hiệu lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, thuận lợi trong việc huy động nợ vay... nên những doanh nghiệp này có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế.
Do đó, về mặt lý thuyết thì quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận (+) với tỷ suất nợ
ROA: Khả năng sinh lời đo lường bằng Lợi nhuận sau thuế/Tổng Tài sản. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bẳng nguồn vốn nội bộ hơn, sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra các công ty có lời không thích huy động thêm VCSH để tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Do đó, lợi nhuận giữ lại là ưu tiên sử dụng đầu tiên để đầu tư. Nghĩa là công ty có lời thì vay nợ thấp.
Tuy nhiên, mô hình lý thuyết M&M lại cho rằng công ty có lời nên vay nhiều hơn, khi các yếu tố khác không đổi, bởi vì làm như vậy họ sẽ tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn.
TANG: Cấu trúc tài sản hữu hình đo lường bằng Tài sản hữu hình /Tổng Tài sản. Theo phân tích tại Mục 1.4.1, TANG càng nhỏ, tức là các tài sàn có thể thế chấp được cũng nhỏ vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của công ty tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản.
Vì vậy, Cấu trúc tài sản hữu hình tỷ lệ thuận (+) với tỷ suất nợ
GROW: Cơ hội tăng trưởng được đo lường bằng Giá trị thị trường /Giá trị sổ sách (P/B):
P/B = Giá trị thị trường = Giá thị trường của cổ phiếu
Giá trị sổ sách TTS –Tài sản vô hình – Nợ P/B cao thì các doanh nghiệp có xu hướng huy động vốn trên TTCK hơn là sử dụng đòn bẩy tài chính vì giá trị cổ phiếu có xu hướng tăng, huy động vốn từ TTCK sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp. Mặt khác, khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thì nhu cầu vốn lớn. Nguồn vốn nội bộ thường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vốn, do đó phải sử dụng thêm nguồn vốn bên ngoài. Theo thuyết trật tự phân hạng khi đó doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nợ hơn vốn cổ phần.
Vì vậy, Cơ hội tăng trưởng có thể tỷ lệ nghịch (-) hoặc thuận (+) với tỷ suất nợ.
LIQUID: Khả năng thanh toán được đo lường bằng tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Nếu các công ty có hệ số thanh toán cao, có thể sử dụng nhiều nợ vay, bởi vì công ty có thể thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên, nếu các công ty có nhiều tài sản thanh khoản thì có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình.
Vì vậy, Khả năng thanh toán có thể tỷ lệ thuận (+) hoặc tỷ lệ nghịch (-) với tỷ suất nợ.
TAX: Thuế được đo lường bằng (Lợi nhuận trước thuế – Lợi nhuận sau thuế)/ Lợi nhuận trước thuế. Các công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ để thu lợi từ tấm chắn thuế.
Vì vẩy, thuế tỷ lệ thuận (+) với tỷ suất nợ.
UNIQUE: Đặc điểm riêng của tài sản được đo bằng Giá vốn hàng bán /Doanh thu thuần. Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012) đối với các CTCP ngành bất động sản tại Việt Nam đã cho thấy đặc điểm riêng của tài sản tỉ lệ nghịch (-) với tỷ
suất nợ.
Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến cơ cấu vốn dựa trên những giả thuyết sau đây:
Giả thuyết 1: Tỷ suất nợ tỷ lệ thuận (+) với quy mô của công ty.
Giả thuyết 2: Tỷ suất nợ tỷ lệ nghịch (-) với khả năng sinh lời.
Giả thuyết 3: Tỷ suất nợ tỷ lệ thuận (+) với cấu trúc tài sản cố định hữu hình.
Giả thuyết 4: Tỷ suất nợ tỷ lệ nghịch (-) với các cơ hội tăng trưởng.
Giả thuyết 5: Tỷ suất nợ tỷ lệ nghịch (-) với khả năng thanh toán.
Giả thuyết 6: Tỷ suất nợ tỷ lệ thuận (+) với thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giả thuyết 7: Tỷ suất nợ tỷ lệ nghịch (-) với đặc điểm riêng tài sản của công ty.
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp và mô tả các biến Tên biến Cách tính Dấu tác động theo lý thuyết Dấu tác động theo giả thuyết LEV Tổng Nợ /Tổng Tài sản
LLEV Tổng Nợ dài hạn /Tổng Tài sản
SIZE
Ln (Tổng Tài sản)
+ +
ROA LNST/Tổng tài sản +/- -
TANG TSCĐ hữu hình / Tổng Tài sản + +
GROW Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách +/- -
LIQUID Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn +/- -
TAX TAX =
LNTT-LNST
LNTT + +
Nguồn: Tác giả tổnghợp
* Mô hình thực nghiệm
Nhằm đánh giá các nhân tố tác động lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp, từ đó xây dựng lên một cơ cấu nợ hợp lý, tối ưu cho doanh nghiệp, mô hình hồi quy nghiên cứu về các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp được xây dựng như sau:
* LEV =β 0 + β 1 SIZE + β 2 ROA + β 3 TANG + β 4 GROW + β 5 LIQUID + β 6 TAX + β 7 UNIQUE *LLEV = β 0 + β 1 SIZE + β 2 ROA + β 3 TANG + β 4 GROW + β 5 LIQUID + β 6 TAX + β 7 UNIQUE Trong đó: LEV : Hệ số nợ vay
LLEV : Hệ số nợ vay dài hạn
SIZE : Quy mô doanh nghiệp
ROA : Khả năng sinh lời
TANG : Cấu trúc tài sản hữu hình
LIQUID : Khả năng thanh toán
TAX : Thuế
UNIQUE : Đặc điểm riêng của tài sản
β
i : Hệ số ước lượng
β
0
: Tham số tự do