Sau khi chạy hồi quy ta có mô hình phân tích sự tác động của các nhân tố lên cơ cấu Tổng nợ/Tổng tài sản (LEV) và Tổng nợ dài hạn/Tổng tài sản (LLEV) của các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như sau:
* Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu Tổng nợ /Tổng tài sản:
LEV = 0,8404082 - 0,0153099 *SIZE - 0,3309993*ROA + 0,0485705* TANG – 0,0097436*GROW - 0,3120816*LIQUID + 0,2316396*TAX
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng nợ /Tổng tài sản giảm 0,0153099 lần. Quy
mô doanh nghiệp (SIZE) có quan hệ tỷ lệ nghịch với có cấu Tổng nợ/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản giảm 0,3309993 lần. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA ) quan hệ tỷ lệ nghịch với cơ cấu Tổng nợ /Tổng tài sản với mức ý nghĩa thống kê 1% (p-value<1%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Cấu trúc tài sản hữu hình (TANG) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng nợ/Tổng tài sản tăng 0,0485705 lần. Cấu trúc tài sản hữu hình (TANG ) có quan hệ tỷ thuận với cơ cấu Tổng nợ/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Cơ hội tăng trưởng (GROW) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng nợ /Tổng tài sản giảm 0,0097436 lần. Cơ hội tăng trưởng tỷ lệ nghịch với cơ cấu Tổng nợ /Tổng tài, với mức ý nghĩa thống kê 1% (p-value<1%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Khả năng thanh toán (LIQUID) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng nợ /Tổng tài sản giảm 0,3120816 lần. Khả năng thanh toán tỷ lệ nghịch với Tổng nợ /Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Thuế (TAX) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Tổng nợ /Tổng tài sản tăng 0,2316396 lần. Thuế tỷ lệ thuận với Tổng nợ /Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
* Mô hình sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng lên cơ cấu Nợ dài hạn /Tổng tài sản (LLEV):
LLEV = 0,1105595 - 0,0016004 *SIZE - 0,0076453*ROA + 0,0044625* TANG – 0,001152*GROW - 0,0060414*LIQUID + 0,0053793*TAX.
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn /Tổng tài sản giảm 0,0016004 lần. Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với Nợ dài hạn/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA ) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn/Tổng tài sản giảm
0,0076453 lần. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA ) tỷ lệ nghịch với Nợ dài hạn /Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Cấu trúc tài sản hữu hình (TANG) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn/Tổng tài sản tăng 0,0044625 lần. Cấu trúc tài sản hữu hình tỷ lệ thuận với Nợ dài hạn/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 1% (p-value<1%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Cơ hội tăng trưởng (GROW) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn/Tổng tài sản giảm 0,001152 lần. Cơ hội tăng trưởng tỷ lệ nghịch với Nợ dài hạn/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Khả năng thanh toán (LIQUID) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn/Tổng tài sản giảm 0,0060414 lần. Khả năng thanh toán tỷ lệ nghịch với Nợ dài hạn/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 1% (p-value<1%).
- Kết quả hồi quy cho thấy nếu doanh nghiệp có Thuế (TAX) tăng 1 lần thì doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ dài hạn/Tổng tài sản tăng 0,0053793 lần. Thuế tỷ lệ thuận với Nợ dài hạn/Tổng tài sản, với mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value<5%).