Kiến nghị đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến cơ cấu vốn của các CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 97 - 122)

* Đối với Ngân hàng nhà nước:

Ngân hàng nhà nước cần điều tiết giữ cho thị trường lãi suất huy động và cho vay ổn định, tránh tính trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng làm cho lãi suất cho vay lên cao đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng chi phí lãi vay quá cao gây ra tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý nhằm đẩy mạnh sự phát triển của hệ thông các ngân hàng thương mại thông qua viê ̣c thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong viê ̣c phát triển thị trường tín dụng của mình sao cho vừa

đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro từ đó khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp.

Tiếp đó, Ngân hàng nhà nước cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiê ̣u quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn. Tránh để tình trạng có những ngân hàng yếu kém gây nhiễu loạn hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng sau:

+ Đối với nghiệp vụ thị trường mở: Cần được hoàn thiện và sử dụng như mô ̣t công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của Ngân hàng nhà nước theo hướng tăng số lượng phiên giao dịch, số loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, số loại kỳ hạn và khối lượng giao dịch.

+ Đối với công cụ dự trữ bắt buô ̣c: Cần mở rô ̣ng đối tượng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buô ̣c theo hương cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện mô ̣t phần dự trữ bắt buô ̣c bằng giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước để giảm bớt chi phí cho các ngân hàng thương mại và đồng thời thúc đẩy nghiệp vụ thị trường mở phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần xem xét vấn đề dự trữ bắt buô ̣c ở nhiều góc đô ̣: Mô ̣t mă ̣t là công cụ đảm bảo an toàn trong hoạt đô ̣ng kinh doanh, mă ̣t khác cũng ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

* Đối với các ngân hàng thương mại

Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Đặc biệt, đối với các công ty ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn để đầu tư TSCĐ và phục vụ chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng là vô cùng cần thiết.

Do vậy, các ngân hàng thương mại cũng cần xây dựng cơ chế chính sách cho vay sao cho tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường. Việc cho vay nên được khảo sát kỹ càng, có chọn lọc nhằm cho vay đúng đối tượng, đồng thời ưu tiên những nơi cần vốn nhất, hoạt động có hiệu quả nhằm giảm áp lực lạm phát. Cùng với đó, các ngân hàng phải tăng cường quản lý, giảm chi phí, tăng các dịch vụ ngoài tín dụng, hạ dần lãi suất cho vay, kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp với

Các Ngân hàng thương mại có thể tư vấn cho doanh nghiệp miễn phí về các lĩnh vực đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời liên danh với doanh nghiệp để tham gia tài trợ hoặc đồng tài trợ cho doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất, dịch vụ được xác định rõ tính khả thi – đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phát triển ở các lĩnh vực các ngành công nghiệp phụ trợ hay công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng đi kèm… tạo ra sản phẩm hàng hóa hợp thị hiếu và đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế của đất nước.

Các ngân hàng thương mại nên có chính sách ưu đãi lãi suất với nhóm khách hàng thường xuyên có tiền gửi thanh toán và tiền gửi kỳ hạn với số lượng lớn tương đối ổn định. Giải pháp này vừa cứu doanh nghiệp do hạ lãi suất vay trước vừa thu hút được khách hàng đối với ngân hàng thương mại, nghĩa là ngân hàng thương mại tìm cách kéo khách hàng gửi thông qua lãi suất cho vay thấp đối với khách hàng thường xuyên của mình.

KẾT LUẬN

Nhu cầu về vốn xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho xã hội. Do vậy một cơ cấu vốn hợp lý có tầm quan trọng lớn trong việc ổn định nguồn vốn cho doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân và nâng cao giá trị của công ty. Xây dựng và duy trì một cơ cấu vốn tối ưu là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược quản trị vốn doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ cấu vốn cũng như vận dụng các lý thuyết về cơ cấu vốn để hoạch định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp.

Bằng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, thu thập và phân tích thông tin, phương pháp tổng hợp thống kê số liệu, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, luận văn nghiên cứu các cơ sở lý luận về cơ cấu vốn, các lý thuyết về cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn trên lý thuyết và trên nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết đó tác giả nghiên cứu thực trạng cơ cấu vốn, những tồn tại và bất cập trong cơ cấu vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn qua mẫu nghiên cứu gồm 89 công ty ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra các nhân tó ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả hồi quy mô hình kinh tế lượng cho thấy: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp (được đo lường bởi hệ số nợ - Tổng nợ /Tổng tài sản và Tổng nợ dài hạn/Tổng tài sản) tỷ lệ nghịch với Quy mô doanh nghiệp, Khả năng sinh lời, Cơ hội tăng trưởng, Khả năng thanh toán; Tỷ lệ thuận với Cấu trúc tài sản hữu hình và Thuế. Trong đó, Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản có tác động mạnh nhất tới hệ số nợ, tiếp đó là Chỉ số khả năng thanh toán, Thuế, Cấu trúc tài sản hữu hình, Quy mô doanh nghiệp, và cuối cùng là Cơ hội tăng trưởng. Nguyên nhân là do lợi nhuận giữ lại là một trong những nhân tố trực tiếp làm tăng VCSH nên ROA tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giữ lại tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ. Kết quả này tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng. Bên cạnh đó, một trong những nguyên

khả năng thanh toán cao thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm nguồn vay từ bên ngoài. Việc tận dụng lá chắn thuế là điều doanh nghiệp nào cũng quan tâm và muốn sử dụng. Do vậy, khi quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp, một trong những yếu tố đầu tiên cần xem xét là thuế thu nhập doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản hữu hình, quy mô doanh nghiệp và Cơ hội tăng trưởng thực chất chỉ tác động gián tiếp lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Nó không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, mà chỉ có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp hoặc quyết định tăng hay giảm VCSH, từ đó tác động lên tỷ lệ nợ. Do đó, khi xem xem xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, trước hết cần căn cứ vào những nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn là: Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng Tài sản, Chỉ số khả năng thanh toán và Thuế.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng về cơ cấu vốn, kết quả hồi quy mô hình kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của CTCP, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với các doanh nghiệp và một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn tối ưu.

Mặc dù luận văn đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các công ty ngành công nghiệp, kết quả nghiên cứu cũng đã phần nào phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, tuy nhiên các nhân tố nghiên cứu chưa giải thích đầy đủ được sự thay đổi của cơ cấu vốn vì cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngoài chịu ảnh hưởng của những nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như môi trường thể chế, mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trường tài chính ... Trong phạm vi và thời lượng của luận văn, tác giả chưa thể nghiên cứu toàn diện về tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến có cấu vốn của doanh nghiệp. Những hạn chế trên cần được nghiên cứu chuyên sâu trong những nghiên cứu tiếp theo để công tác xác định cơ cấu vốn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jean.J.Chen, Analysis of Capital Stucture of Stock Exchange china, 2003. 2. Lê Đạt Chí, Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của

các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 09(19) tháng 3-4/2013.

3. Nguyễn Đức Chí, Phạm Tuấn Anh, Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 118+119 tháng 1+2/2016.

4. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính, Sở hữu Nhà nước và doanh nhiệp Nhà

nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội 2006.

5. Jan & Mateus, The interplay between financial leverage and performance of US banking firms, 2008.

6. Lê Hồng Hạnh, Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội 2004.

7. Trần Tiến Hưng, Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội năm 2008.

8. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính - Hà Nội, Hà Nội 2008.

9. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 2008. 10. Ngô Quang Minh, Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.

11. Lê Thị Minh Nguyên, Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành xi măng Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội năm 2016.

12. Đoàn Hương Quỳnh, Một số quan điểm cơ bản về tái cơ cấu vốn của doanh nghiệp Nhà nước, Tạp chí kiểm toán số 7 (104) năm 2009, tr.45-46. 13. Đoàn Hương Quỳnh, Sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

14. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Bradford D. Jordan,

Fundamentals of corporate finance, 2003.

15. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 1996.

16. Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà Nước, Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội 2007.

17. Lê Thị Kim Thư, Xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng năm 2012.

18. Trần Thị Thanh Tú, Luận văn thạc sỹ, Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhànước Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006. 19. Bùi Văn Vần, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội

2013.

20. Quách Thị Hải Yến, Đặng Thị Quỳnh Anh, Các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 18(58) tháng 9- 10/2014.

21. www. cfovn.wordpress.com 22.www.cophieu68.vn

23.www.hnx.vn (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội)

24.www.hsx.vn (Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) 25. www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính)

26. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

27. www.tinnhanhchungkhoan.vn (Báo Đầu tư chứng khoán)

28. www.vcbs.com.vn (Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam) 29. www.vcsc.com.vn/ (Công ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt)

30. www.vietstock.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách công ty

STT Mã chứng

khoán Tên công ty

Sàn niêm yết

1 AMD

Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group

HOSE

2 BCE

Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương

HOSE

3 BCG Công ty cổ phần Bamboo Capital HOSE

4 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh HOSE

5 BRC Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành HOSE

6 BTT

Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Bến Thành

HOSE

7 C32 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 HOSE

8 C47 Công ty Cổ phần Xây dựng 47 HOSE

9 CAV Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam HOSE

10 CCI

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi

HOSE

11 CDC Công ty Cổ phần Chương Dương HOSE

12 CDO

Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị

HOSE

13 CTD Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons HOSE

14 CYC Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih HOSE

15 DAG Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á HOSE

16 DIG

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

HOSE

17 DLG Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai HOSE

18 DQC Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang HOSE

19 EMC Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức HOSE

22 HBC

Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình

HOSE

23 HDG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô HOSE

24 HHS Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy HOSE

25 HID Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Hà Long HOSE

26 HTI

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO

HOSE

27 HU1 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 HOSE

28 HU3 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 HOSE

29 IJC Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật HOSE

30 ITA

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo

HOSE

31 L10 Công ty cổ phần Lilama 10 HOSE

32 LCG Công ty cổ phần LICOGI 16 HOSE

33 LGC Công ty Cổ phần Đầu tư Cầu đường CII HOSE

34 LGL

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang

HOSE

35 LM8 Công ty Cổ phần Lilama 18 HOSE

36 MCG

Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam

HOSE

37 MDG Công ty Cổ phần miền Đông HOSE

38 PET

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí

HOSE

39 PIT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex HOSE

40 PNC Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam HOSE

41 PPI

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương

HOSE

42 PTC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện HOSE

43 PXI Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí HOSE

45 REE Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh HOSE 46 ROS  CTCP Xây dựng FLC Faros HOSE

47 SAM Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom HOSE

48 SC5 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 HOSE

49 SHI Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà HOSE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến cơ cấu vốn của các CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM yết TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 97 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)