cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Dưới góc độ quản lý nhà nước
Trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và hoạt động cấp GCNQSDĐ nói riêng, phải được đảm bảo và cấp đúng thẩm quyền, cấp đúng đối tượng được cấp, các trình tự thủ tục phải đúng theo quy định pháp luật đất đai.
Cấp GCNQSDĐ giúp cho việc quản lý Nhà nước về đất đai dễ dàng kiểm soát và chặt chẽ hơn, đồng thời nắm bắt kịp thời những thông tin cụ thể: hiện trạng, nguồn gốc và trước tình hình biến động đất đai được cơng khai, minh bạch, rõ ràng, công khai hố thị trường bất động sản trong đó việc quản lý Nhà nước về thị trường kinh doanh bất động sản như: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng hệ thống thông tin về thị trường kinh doanh bất động sản. GCNQSDĐ là điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại Việt Nam thêm chặt chẽ và hiệu quả cao, giúp cho việc nắm bắt các thông tin về QSDĐ, đồng thời dễ dàng kiểm soát các giao dịch mua, bán giữa các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình NSDĐ trên thị trường bất động sản luôn được ổn định.
Mặt khác, giúp cho việc tạo nguồn thu rất lớn cho Ngân sách Nhà nước từ việc truy thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ, thuế trước bạ và các khoản lệ phí địa chính, mà cịn là cơ sở pháp lý khi Nhà nước thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất đai, phân định rõ ràng thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai giữa cơ quan Toà án nhân dân và UBND.
Nếu NSDĐ có GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ hợp lệ về đất đai quy định tại khoản 1 và 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc về Toà án nhân dân giải quyết.
Nếu NSDĐ khơng có GCNQSDĐ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc về cơ quan hành chính là UBND giải quyết. Như vậy việc Nhà nước cấp GCNQSDĐ là giúp dễ dàng hơn khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa các chủ thể về QSDĐ.
Dưới góc độ quyền lợi của NSDĐ
Thứ nhất, hoạt động cấp GCNQSDĐ do cơ quan quản lý Nhà nước về
đất đai có thẩm quyền cấp và xác lập quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và NSDĐ, giúp cho NSDĐ là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình yên tâm trong suốt quá trình sử dụng đất. Song song, đó cũng có nhiều trường hợp NSDĐ khơng đủ điều kiện để được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Vì vậy mong muốn của NSDĐ là các quy định pháp luật về việc cấp GCNQSDĐ được mở rộng các điều kiện có lợi để họ thoả đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ trên mảnh đất của mình đang khai thác sử dụng, là cơ sở để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi các chủ thể khi có phát sinh tranh chấp đất đai xảy ra, điều này có nghĩa là một mặt giúp cho hoạt động cấp GCNQSDĐ và quản lý Nhà nước về đất đai dễ dàng hơn, đồng thời bảo hộ được quyền lợi của NSDĐ để họ an tâm.
Thứ hai, GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý để NSDĐ được hưởng đầy đủ các
quyền năng mà pháp luật ghi nhận như thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ, góp vốn bằng QSDĐ là bắt buộc phải có GCNQSDĐ. Nếu khơng có GCNQSDĐ thì việc mua bán giấy tờ tay và thị trường ngầm ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý Nhà nước khơng thể kiểm sốt được về giá cả mà cịn dẫn đến việc khơng thu được thuế.
Vai trò của Pháp luật về cấp GCNQSDĐ
Thứ nhất, hoạt động cấp GCNQSDĐ để cơ quan quản lý Nhà nước xây
dựng và định hình một khung pháp lý rõ ràng trong khn khổ pháp luật quy định, góp phần tăng thêm hiệu quả quản lý Nhà nước trên thị trường bất động sản và tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước từ hoạt động cấp GCNQSDĐ.
Hai là, cấp GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý để NSDĐ thực hiện quyền năng
của mình khi pháp luật đất đai quy địNh, là một chế định cơ bản của hệ thống pháp luật đất đai và các quy định về nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của NSDĐ trong hoạt động cấp GCNQSDĐ.
Thứ ba, cấp GCNQSDĐ cho NSDĐ là để họ yên tâm khi Nhà nước xác
lập mối quan hệ pháp lý, việc khai thác lợi ích từ đất đai và giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được dễ dàng hơn khi có tranh chấp về đất đai giữa các chủ thể (NSDĐ).
Thứ tư, cấp GCNQSDĐ duy trì việc thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về đất đai mang lại hiệu quả hơn giúp người dân theo dõi, giám sát cách ứng xử của cán bộ, công chức, cơ quan Nhà nước về việc cấp GCNQSDĐ và đấu tranh phòng ngừa hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực để đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.