quyền sử dụng đất ở Việt Nam
Sau khi đất nước được thống nhất, thì nền kinh tế nước ta trong đó có thị trường đất đai trong giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn, dường như đất đai chưa được khai thác hết tiềm năng. Thể hiện ở chỗ quản lý Nhà nước về đất đai chưa thừa nhận QSDĐ là một loại hàng hoá đặc biệt và có giá trị. Trước bối cảnh đất nước ta trong tình trạng trì trệ và chậm phát triển, công tác quản lý Nhà nước về đất đai và hoạt động cấp chưa thực sự quan tâm đúng mức, các quy định pháp luật về cấp GCNQSDĐ trong thời kỳ này chưa phát triển. Kể từ khi nước ta chuyển đổi sang giai đoạn nền kinh tế thị trường mới thì cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai có sự thay đổi rõ rệt đáng kể.
Theo đó, cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai được thừa nhận QSDĐ là loại hàng hoá đặc biệt và cần phải được trao đổi trên thị trường, đất đai ngày càng trở nên có giá trị dưới sự tác động của quy luật khách quan của cơ chế thị trường, lúc này đất đai được chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Trước những biến đổi to lớn của đất nước. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng phát triển thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, quyền
tự do kinh doanh của công dân được pháp luật bảo hộ, trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ chế quản lý đất đai toàn diện bằng các quy định pháp luật.
Lần đầu tiên GCNQSDĐ được quy định tại khoản 5, Điều 9 của Luật Đất đai số 3-LCT/HĐNN8 ngày 19 tháng 12 năm 1987 của Quốc Hội có đề cập đến GCNQSDĐ như “Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê
đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Các quy định trong Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật qua các thời kỳ và các quan hệ về đất đai được trả lại giá trị ban đầu vốn có của nó và vận động theo đúng bản chất của một quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường QSDĐ.
Bên cạnh đó, việc ra đời của Luật đất đai 1993 được xây dựng trên nền tảng Luật Đất đai 1987. Từ triển khai thực hiện đã khắc phục và giải quyết được một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai và tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân NSDĐ tham gia vào thị trường bất động sản nhưng chưa được chính thống, vì quy định pháp luật đất đai chưa cho phép. Đến khi Luật Đất đai năm 2003 số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ được ban hành thì QSDĐ mới được tham gia trên thị trường bất động sản một cách chính thống. Cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai được quan tâm chú trọng và thị trường QSDĐ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy, NSDĐ muốn được tham gia vào thị trường QSDĐ, thì điều kiện trước tiên địi hỏi phải có GCNQSDĐ và NSDĐ phải đảm bảo các quy định pháp luật về đất đai thì mới được cơ quan quản lý Nhà nước cấp GCNQSDĐ.
Như vậy, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật khác có liên quan được ban hành, cơ bản đã làm thay đổi thị trường bất động sản nói chung và thị trường QSDĐ nói riêng. Hoạt động này đang phát triển mạnh mẽ, việc giao dịch về QSDĐ từng bước được đi vào ổn định và góp phần cho nguồn thu ngân sách Nhà nước là một trong những nguồn lực tiềm năng quan
trọng cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản và QSDĐ cùng với sự gia tăng cần có sự địi hỏi một cơ chế bảo đảm công khai, minh bạch rõ ràng là tất yếu, việc hoàn thiện pháp luật về cấp GCNQSDĐ theo đúng định hướng của thị trường QSDĐ.