đất
1.3.1. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất sử dụng đất
Sau 5 năm, đất nước hoàn toàn thống nhất cũng là lần đầu tiên Hiến pháp 1980 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và quy định tại Điều 19 có đề cập đến vấn đề về QSH về đất đai như sau: “Đất đai, rừng núi,
sông hồ, hẩm mỏ, tài nguyên thiên trong lòng đất , ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp cơng nghiệp, nơng nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và cơng trình thuỷ lợi quan trọng, cơ sở phục vụ quốc phịng; hệ thống thơng tin liên lạc, phát thanh, truyền thanh, điện ảnh, cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Để hiểu rõ hơn về quản lý Nhà nước về đất đai. Theo đó, Hiến pháp 2013 tiếp tục xây dựng trên cơ sở nền tảng của Hiến pháp 1980. Việc cơ quan quản lý Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất được hưởng quyền, nghĩa vụ trong thời gian sử dụng đất. Nhà nước có nghĩa vụ bảo hộ quyền của NSDĐ được quy định tại khoản 2 Điều 54 như sau: “Tổ chức,
cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Như vậy, việc Hiến pháp 2013 tiếp tục xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện và thống nhất quản lý. Trong đó, NSDĐ có được QSDĐ là do có hành vi trao quyền từ phía người đại diện chủ sở hữu là Nhà nước trao quyền bằng quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất và
công nhận QSDĐ. Khi Nhà nước trao QSDĐ cho NSDĐ phải có nghĩa vụ phải cấp GCNQSDĐ khi đảm bảo các điều kiện quy định về pháp luật đất đai. Bên cạnh đó, cùng với việc khẳng định tiếp tục xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường, thì cho thấy việc Nhà nước khơng thừa nhận sự tồn tại các hình thức sở hữu khác và khơng có QSH tư nhân về đất đai. Nhà nước đã mở rộng thêm các quyền năng cụ thể cho NSDĐ như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất và quyền được cấp GCNQSDĐ và phải phù hợp với lợi ích của NSDĐ.