Một số nội dung chính về đánh giá viên chức ngàn hY tế được phản ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)

ánh trong các văn bản pháp luật

Đánh giá viên chức ngành y tế là công việc của tập thể có thẩm quyền và người đứng đầu tổ chức, đơn vị xác định phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của viên chức ngành y tế phục vụ cho công tác quản lý nhân sự của tổ chức, đơn vị đó. Cụ thể hơn, mục tiêu của công tác đánh giá viên chức ngành y tế là đánh giá năng lực, trình độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức để làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua khen thưởng và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức ngành y tế cho những năm tiếp theo. Đồng thời, đây

cũng là hoạt động góp phần tạo ra cơ chế cạnh tranh, một môi trường làm việc lành mạnh, từ đó thực hiện sàng lọc viên chức ngành y tế, qua thực tế công việc phát hiện, trọng dụng và tôn vinh người tài, sàng lọc, loại bỏ những người không năng lực, làm việc không nghiêm túc, trách nhiệm,.. ra khỏi tổ chức, bộ máy. Do đó, đánh giá viên chức ngành y tế có thể nói là một khâu rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngành y tế, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức ngành y tế.

Để hoạt động đánh giá viên chức ngành y tế được thực hiện một cách khoa học và thực chất thì hoạt động đánh giá phải đảm bảo tiêu chí rõ ràng, có công cụ và phương pháp đánh giá phù hợp.

Chính vì vậy, công tác đánh giá viên chức ngành y tế đã được Đảng và Nhà nước chú trọng, thông qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật để quy định về nội dung đánh giá viên chức ngành y tế. Cụ thể có những văn bản như sau:

Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về đánh giá viên chức ngành y tế hiện hành là Luật Viên chức năm 2010. Tại mục 6, chương III của Luật Viên chức, đánh giá viên chức được quy định tại 6 điều, từ điều 39 đến điều 44 với các nội dung về: Mục đích đánh giá viên chức, căn cứ đánh giá viên chức, nội dung đánh giá viên chức, phân loại đánh giá viên chức, trách nhiệm đánh giá viên chức, thông báo đánh giá, phân loại viên chức. Để cụ thể việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định tại 7 điều tại chương IV, từ điều 22 đến điều 28 với các nội dung: Nội dung đánh giá viên chức, thẩm

quyền và trách nhiệm đánh giá viên chức, trình tự và thủ tục đánh giá viên chức, tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ, tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mc không hoàn thành nhiệm vụ.

- Đối với viên chức là đảng viên:

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc đánh giá cán bộ phải dựa trên quan điểm toàn diện, tức là yêu cầu phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để có đánh giá đúng. Khi xem xét các mối liên hệ của cán bộ, cần làm rõ bản chất của cán bộ thông qua ba mối quan hệ cơ bản: Quan hệ với chính mình; quan hệ với nhân dân; quan hệ với Đảng, Nhà nước. Trong quan hệ với chính mình, cán bộ phải có năng lực công tác (trình độ học vấn; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…), phẩm chất đạo đức (cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…) và bản lĩnh chính trị (trình độ lý luận chính trị; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…), hay nói cách khác là phải có sự hội tụ giữa tài và đức. Người cho rằng cán bộ phải có sáng kiến, phải luôn kiểm điểm mình để phát huy được mặt tích cực, hạn chế mặt sai lầm, khuyết điểm của bản thân “Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt” [1, tr. 2]. Do vậy, không phải riêng gì cán bộ, công chức mà viên chức là đảng viên cũng không ngoại lệ. Theo quy định của Trung ương, đối với đảng viên, trước khi kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảng viên phải tiến hành xong việc đánh giá chất lượng cán bộ, viên chức hoặc xếp loại lao động; đảng viên là cán bộ, lãnh đạo, quản lý thì đánh giá xếp loại đảng viên trước, cán bộ lãnh đạo, quản lý sau. Một điểm mới nữa là các tiêu chí đánh giá được xây dựng cụ thể thông qua phiếu phân tích chất lượng tập thể lãnh đạo, cơ quan; chất lượng đảng viên; chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý; chất lượng tổ chức Đảng với 4 cấp độ gồm: Xuất sắc, tốt, trung bình, kém, thực hiện đánh giá đa chiều theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đồng; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng cá nhân với tập thể, tổ chức Đảng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

Hiện nay, hằng năm Bộ Chính trị luôn ban hành các quy định khung đánh giá hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó, mới nhất là Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị,

Hướng dẫn 21-HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên,

Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Bổ sung vào tiêu chí đánh giá, xếp loại về: tinh thần đổi mới sáng tạo, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ và có sản phẩm cụ thể lượng hóa được; trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, cụ thể:

Đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là đảng viên với các khung tiêu chí đánh giá: Về tư tưởng chính trị; phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ

luật; tác phong, lề lối làm việc; Phẩm chất đạo đức, lối sống; Ý thức tổ chức kỷ

luật; Tác phong, lề lối làm việc; Kết quả đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân (nếu có); Về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể); Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm; Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có); Việc thực hiện cam

kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm; Kết quả khắc phục những hạn chế,

khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm

điểm trước; Kết quả kiểm điểm theo gợi ý của cấp có thẩm quyền (nếu có). Khung

tiêu chuẩn các mức chất lượng nếu có một trong các tiêu chí: hoàn thành dưới 70%

công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

không đạt yêu cầu hoặc vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ hoặc vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật hoặc có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị hoặc không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị hoặc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật thì bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Như đã phân tích về đặc điểm viên chức ngành y tế ở trên, viên chức ngành y tế cũng chịu nhiệm vụ, trách nhiệm như viên chức khác, do đó các khung đánh giá chung đối với viên chức ngành y tế cũng được quy định như viên chức khác và viên chức là đảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)