Kết quả đánh giá là phần kết thúc trong suốt quá trình thực hiện công tác đánh giá, kết quả được tổng hợp từ nhiều ý kiến, phân loại theo các tiêu chí đánh giá để xếp hạng người được đánh giá đúng quy định. Việc sử dụng kết quả đánh giá cũng quan trọng như chính việc đánh giá và việc đánh giá chỉ có ý nghĩa hoàn toàn khi kết quả đánh giá được chia sẻ và sử dụng. Việc sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức được các văn bản pháp quy hiện hành quy định như sau:
Một là, kết quả đánh giá được gắn kết với việc tăng lương của cán bộ, công chức hoặc chuyển ngạch bậc theo quy định.
Hai là, kết quả đánh giá kết hợp chặt chẽ với việc khen thưởng của cán bộ, công chức cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.
Ba là, kết quả đánh giá được sử dụng trong việc điều chỉnh, thăng hoặc giáng chức của cán bộ, công chức, thậm chí buộc nghỉ hưu.
Bốn là, kết quả có mối quan hệ chặt chẽ với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Kết quả đánh giá này sẽ là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức.
Theo đó, đối với công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan,
tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác; công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. Còn đối với viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
2.2. Một số đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến đánh giá viên chức ngành Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, hằng năm TP Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách cả nước. Sản lượng công nghiệp thành phố chiếm khoảng 30% giá trị sản lượng toàn quốc và thu hút lượng lớn vốn FDI cho cả nước [39, tr. 01]. TP. Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,06 km² (Diện tích có đến 31/12/2017 theo Quyết định số 3873/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường). Dân số của TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm ngày 23/1/2019
là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân số của TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người, gần bằng dân số của một quận có quy mô nhỏ ở thành phố [39, tr.1]. Hiện nay, Thành phố đang phải đối diện với hàng loạt những vấn đề của một đô thị lớn có tốc độ phát triển nhanh về quy mô dân số. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải thường xuyên ùn tắc, hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả, môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, cảm thương hàn, ung thư, đặc biệt hiện nay thành phố lại là nơi thuộc đối tượng cấp I với dịch COVID - 19.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh cũng như phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao theo định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Bên cạnh những thành quả đạt được, thách thức mà thành phố gặp phải là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, áp lực nguy cơ lây lan dịch bệnh do sự gia tăng dân số cơ học; áp lực quá tải bệnh viện do người dân từ các tỉnh dồn về thành phố để khám chữa bệnh ngày một nhiều hơn. Trong bối cảnh trên, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự giám sát giúp đỡ của Hội đồng nhân dân thành phố; sự hợp tác của các ban ngành đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngành y tế, chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ phục vụ người bệnh từng bước được nâng cao.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2016, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng đầy đủ về nguồn nhân lực đội ngũ, cơ sở điều trị và cơ sở dự phòng, cụ thể [31, tr. 01-02]:
- Nhân lực Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh
+ Tổng số bác sĩ có 13.358 người, đạt 16.07 bác sĩ /10.000 dân (trong đó: Bệnh viện thuộc Bộ-Ngành quản lý 2.510 người; Bệnh viện, Trung tâm thuộc Thành phố quản lý: 5.246 người; Bệnh viện, Trung tâm thuộc Quận/Huyện quản lý 2.611; Bệnh viện ngoài công lập và Phòng khám đa khoa: 2.380 người; Bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường năm 2016 là 611 người).
Biểu đồ 2.1. Phân bổ bác sĩ thuộc ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện thuộc Bộ - ngành quản lý
Bệnh viện Trung tâm thuộc Thành phố quản lý
Bệnh viện, Trung tâm thuộc Quận/Huyện
Bệnh viện ngoài công lập và Phòng khám đa khoa Slice 5
+ Dược sĩ có 7.678 người, đạt 9,23 dược sĩ/10.000 dân (trong đó: Khối Sản xuất kinh doanh dược 6.735 người; Khối dược bệnh viện 881 người; Khối Quản lý nhà nước 62 người).
+ Điều dưỡng có 27.654 đạt 33,26 điều dưỡng /10.000 dân.
- Cơ sở điều trị: Năm 2016, thành phố có 114 bệnh viện với 38.163 giường bệnh thực kê, đạt tỷ lệ 46,09 giường bệnh/1 vạn dân (dự ước dân số thường trú của thành phố là 8,28 triệu – số liệu của Cục thống kê). Trong đó:
+ 32 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố với 22.895 giường bệnh
+ 12 bệnh viện thuộc bộ ngành với 6.360 giường bệnh. + 23 bệnh viện quận, huyện với 4.712 giường bệnh. + 47 bệnh viện tư nhân với 4.196 giường bệnh
+ 196 phòng khám đa khoa tư nhân; 319 Phòng khám tại Trạm Y tế; 219 phòng khám Bác sỹ gia đình; 5.663 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã được cấp phép.
- Cơ sở dự phòng: gồm 11 trung tâm chuyên ngành thuộc hệ dự phòng; 02 Chi cục; 24 trung tâm y tế dự phòng quận huyện, 319 trạm y tế.
Số lượt khám, chữa bệnh ngoại trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố chiếm 25,8% tổng số lượt của cả nước, ngành y tế thành phố hàng năm tiếp nhận và
điều trị ngoại trú 35.472.946 lượt, bệnh nhân các tỉnh phía Nam chiếm 30-40%, con số này cứ tăng dần mỗi năm sau đó, đến năm 2017, đã có 41,9 triệu lượt đến khám chữa bệnh ngoại trú tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, chiếm hơn ¼ tổng số lượt khám của cả nước [32, tr.4]. Số lượt điều trị nội trú tại các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế [33, tr. 6-7]:1.776.339 lượt, bệnh nhân các tỉnh phía Nam chiếm 40-60%. Ngoài ra, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành khác trên địa bàn thành phố còn khám và điều trị ngoại trú 5.144.999 lượt, chiếm 12,67% tổng số lượt khám tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố và 1.259.552 lượt điều trị nội trú, chiếm 41,5% tổng số lượt điều trị nội trú tại tất cả bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Công tác y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung vào việc định hướng và thúc đẩy các bệnh viện tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế. Trang web “Kho dữ liệu phác đồ điều trị-SYT” đi vào hoạt động từ cuối năm 2015. Năm 2018, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đã có các hoạt động thay đổi phù hợp với những thách thức mới trong tình hình mới nhằm hướng đến chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng tốt hơn như: Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của các bệnh viện tuyến cuối của thành phố kết nối và hỗ trợ chuyên môn cho bác sĩ đang công tác tại trạm y tế; Mô hình “chuỗi phòng khám đa khoa” của các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố mang bệnh viện đến gần dân và góp phần giảm tải bệnh viện; Thử nghiệm thêm loại hình xe cấp cứu 2 bánh tại trạm Cấp cứu vệ tinh 115 của bệnh viện đa khoa Sài Gòn để bác sĩ tiếp cận người bệnh nhanh nhất; Triển khai thành công phẫu thuật tim hở tại một bệnh viện tuyến huyện; Phân công 327 bác sĩ mới tốt nghiệp của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đến nhận công tác tại 23 bệnh viện quận, huyện và 3 bệnh viện đa khoa khu vực; Mười sáu bệnh viện và mười trung tâm y tế quận, huyện mới được xây dựng và cải tạo nâng cấp đi vào hoạt động (8 bệnh viện thành phố, bao gồm: BV Nhi đồng Thành phố, BV Ung Bướu, BV Nhi đồng 2, BV Tai Mũi Họng, BV Truyền máu Huyết học, BV Nhân dân 115, BV Nhân Ái, Viện Tim; và 8 bệnh viện quận, huyện: BV quận 1, BV
quận 2, BV quận 4, BV quận 7, BV huyện Củ Chi, BV quận Gò Vấp, BV huyện Bình Chánh và BV huyện Cần Giờ. Bên cạnh đó là 10 trung tâm y tế quận, huyện với cơ sở mới đã đi vào hoạt động, bao gồm: TTYT quận 1, quận 2, quận 5, quận 7, quận 8, quận 10, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, quận Tân Phú, huyện Củ Chi); Xây dựng “Cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành y tế thành phố”, đồng thờixây dựng apps dịch vụ công trực tuyến có thể cài đặt trên điện thoại thông minh giúp người dân dễ dàng theo dõi quá trình và tiến độ xử lý hồ sơ. Trong năm 2018, Sở Y tế đã tiếp nhận và xử lý 9.442 hồ sơ dịch công trực tuyến cấp độ 3 và 4 trong tổng số 16.650 hồ sơ, chiếm 56,7; Xây dựng tiêu chí, tổ chức đánh giá chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh địa bàn thành phố và công khai kết quả cho người dân biết.
Cùng theo với sự phát triển của ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống y tế tư nhân đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hầu hết các Bệnh viện đều được đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, trang thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh hiệu quả.
Việc sắp xếp tổ chức và biên chế trong các bệnh viện công được quy định bởi cấp có thẩm quyền quản lý. Cơ cấu tổ chức của các bệnh viện thực hiện theo Quy chế của Bộ Y tế ban hành. Về nhân sự, hằng năm, các bệnh viện công đăng ký với Sở Y tế thành phố kế hoạch biên chế theo hướng dẫn của Thông tư số 08/2007/TT-BYT. Trên cơ sở tổng hợp của Sở Y tế và tình hình thực hiện biên chế toàn ngành y tế, Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị. Sự quy định trên có ưu điểm là đảm bảo sự thống nhất về mặt tổ chức và biên chế của đơn vị có cùng chức năng. Tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo và phân bổ chỉ tiêu nhưng có nhược điểm lớn là không phát huy được khả năng sáng tạo, tính chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và chỉ phù hợp với cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung. Cùng thực hiện một chức năng, có thể có nhiều cách tổ chức bộ máy và sắp xếp nhân lực khác nhau. Nếu giao quyền chủ động cho Thủ tướng đơn vị thì buộc họ phải tìm tòi, suy nghĩ, chọn giải pháp tốt nhất cho đơn vị mình. Tuy nhiên, đồng thời với việc chủ động về tổ chức và cán bộ, giám đốc bệnh viện phải được quyền chủ động sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn thu khác theo quy định. Cho đến nay, cơ chế tài chính vẫn chưa tạo điều kiện tốt cho các đơn vị của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công. Từ đó, làm nảy sinh các nguy cơ cho khu vực y tế công lập trong hoạt động của mình như:
- Chảy máu chất xám: Lương thấp, môi trường làm việc quá áp lực, là những nguyên nhân khiến cho lực lượng bác sĩ khu vực công cảm thấy tâm tư và bất an. Một số ý kiến qua khảo sát như: Tại Bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh, năm 2017 thu nhập trung bình đối với các cán bộ viên chức toàn bệnh viện khoảng 6,9 triệu đồng/tháng, tăng 600.000 đồng so với năm 2016. Toàn bệnh viện có khoảng 420 bác sĩ, trong năm 2017 có 4 bác sĩ đã bỏ việc để chuyển sang bệnh viện tư làm. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 1% nhưng đã gây trở ngại trong công tác khám chữa bệnh của bệnh viện [21, tr. 01]. Một trong những hậu khó khăn của chảy máu chất xám chính là việc tìm nguồn thay thế, vì viên chức ngành y tế là các
đối tượng bác sĩ bỏ làm chủ yếu là bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm hơn chục năm công tác… các bác sĩ này đột ngột bỏ việc, thì khó kiếm được đội ngũ bác sĩ khác thay thế. Trong khi đặc thù của ngành y tế không phải yếu tố bằng cấp mà là kinh nghiệm tay nghề thực tiễn đi kèm trình độ chuyên môn.
- Thiếu năng động, không bứt phá: hoạt động kiểu xin-cho, Nhà nước can thiệp sâu vào điều hành như hiện nay sẽ khiến cho đội ngũ lãnh đạo thiếu áp lực làm việc hoặc như bị “trói tay” không phát huy được hết khả năng sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm trong công việc.
- Đánh mất dần vai trò chủ đạo trong lĩnh vực y tế vào tay khu vực y tế tư nhân: Thiếu người giỏi, thiếu nguồn vốn đầu tư, các bệnh viện công lập sẽ dần dần bị bệnh viện tư nhân qua mặt về trình độ và mất luôn vai trò chủ đạo của mình. Lý do cho chính nguy cơ này, thể hiện ngay trong đánh giá hàng năm của viên chức y tế, đội ngũ y tế khu vực công bị ràng buộc rất nhiều khâu đánh giá, trong khi ơ bệnh viện tư, số lượng bệnh nhân đến khám một ngày rất ít, bác sĩ khám kỹ hơn cho bệnh nhân, môi trường làm việc thoải mái. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ quyết định chọn bệnh viện tư nhân bởi ở đó họ được khẳng định nhiều hơn. Thu nhập có sự khác biệt rất nhiều, bệnh viện công mức lương khá thấp, không đủ sống dẫn đến nhiều hệ lụy trong đạo đức của các bác sĩ.
Có thể thấy rằng, TP. Hồ Chí Minh mang tính chất đặc thù của một đô thị lớn là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước với hệ thống bệnh viện công thuộc loại quy mô lớn nhất nước, tập trung đông đảo đội ngũ viên chức y tế có trình độ