Kinh nghiệm đánh giá viên chức ngàn hy tế tại Tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Cũng như các đa số địa phương khác trong cả nước, ngành Y Tế Bến Tre cũng tiến hành đánh giá viên chức y tế vào cuối năm. Kết quả đánh giá viên chức là cơ sở đánh giá phân loại đảng viên cuối năm, căn cứ để quy hoạch,đào tạo, bổ nhiệm[30]…

Quy trình đánh giá viên chức y tế được tiến hành như sau:

- Bước 1: Cá nhân trình bày bản kiểm điểm cá nhân (theo mẫu 02) tại cuộc

họp khoa/ phòng, tự đánh giá cấp độ thực hiện, đề nghị xếp loại mức chất lượng để các thành viên tham gia cuộc họp đóng góp ý kiến.

- Bước 2: Tập thể quản lý thảo luận, xém xét, quyết định nội dung nhận xét,

đánh giá và xếp loại chất lượng. Thông báo nội dung nhận xét, đánh giá và kết quả xếp loại bằng văn bản; công khai kết quả cho người được nhận xét đánh giá và cấp có thẩm quyền.

Trong đánh giá viên chức tiêu chí quan trọng nhất là kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể. Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Viên chức được trình bày quan điểm cá nhân về những ưu khuyết điểm do tập thể, thủ trưởng trực tiếp nhận xét.

Nét mới trong cách đánh giá viên chức ngành y tế bến tre Không giới hạn tỷ lệ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; viên chức có thời gian 03 tuần để chuẩn bị cho quá trình đánh giá cuối năm.[36]

Từ thực tiễn áp dụng đánh giá viên chức ngành y tế tại một số địa phương nêu trên cho thấy rằng không thể có một mô hình chung để áp dụng cho các địa phương khác nhau. Tùy thuộc vào từng đặc điểm tình hình của từng địa phương mà xây dựng cách thức đánh giá theo từng chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm và những kết quả đánh giá này được sử dụng thường xuyên làm căn cứ để cơ quan

quản lý, sử dụng viên chức tiến hành bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách đối với viên chức. Bên cạnh, động viên, khuyến khích, biểu dương viên chức làm tốt, giúp viên chức phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm, hạn chế để viên chức tiến bộ hơn, và phù hợp với vị trí công việc mà viên chức đang đảm nhận.

Do đó, tùy hình thực tiễn của các địa phương, mà cơ quan đơn vị phải linh động, vận dụng một cách hiệu quả những bài học kinh nghiệm từ các địa phương để áp dụng, đổi mới và cải tiến hoạt động đánh giá viên chức, hoàn chỉnh các bước, các nội dung, tiêu chí để không ngừng nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức của cơ quan, đơn vị trong những giai đoạn mới.

Tiểu kết chương 1

Đánh giá viên chức ngành y tế mang tính chuyên môn, nghề nghiệp cao, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ những quy định về chuyên môn, y đức cũng như những quy định của Đảng và Nhà nước về đánh giá viên chức, viên chức là đảng viên, với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân, thể hiện tốt bản chất “phục vụ” của Nhà nước, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, chương 1 tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Khái niệm đánh giá viên chức ngành y tế; nội dung, mục đích và ý nghĩa của đánh giá viên chức ngành y tế; phương pháp, tiêu chí đánh giá viên chức ngành y tế; các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá viên chức ngành y tế

Chương 1 là cơ sở, để đánh giá những thực trạng pháp luật và việc thực thi pháp luật về đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về đánh giá viên chức ngành y tế ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá

Theo quy định của Luật Viên chức 2010, tiêu chí đánh giá viên chức được quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, chủ yếu tập trung ở mức độ phần trăm hoàn thành nhiệm vụ được giao, như:

Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ: Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ; Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật; Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị; Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị; Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật. Đặc biệt đối với viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ còn thêm các tiêu chí: Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không

đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc; Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật; Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc…

Tuy nhiên, thực tế khi đánh giá viên chức ngành y tế theo các tiêu chí trên tại các cuộc họp bình xét hàng năm vẫn còn thiếu những tiêu chí cụ thể để đánh giá (các bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế, như giải phẩu, lâm sàn, chuyên khoa, đa khoa, khoa nhi….); vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, chủ quan, cảm tính cá nhân. Điều đó dẫn tới việc bình xét “thừa” tỷ lệ cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi, có nơi, có chỗ không có đồng chí nào trong diện “không hoàn thành nhiệm vụ”.

Vẫn sót người yếu kém là tình trạng còn tồn tại ở một số cấp ủy, địa phương, đơn vị khi nguyên tắc quan trọng để đánh giá viên chức hàng năm là phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo chính.

Việc đánh giá viên chức hiện nay cũng khó đạt đến mức chuẩn xác về năng lực, trình độ, trách nhiệm CBCCVC vì rất nhiều vị trí như các vị trí lãnh đạo, chỉ đạo thì do đặc thù công việc không thể tính, đếm. Một số vị trí công việc gián tiếp thì chỉ có thể đánh giá qua việc hoàn thành nhiệm vụ được giao; khó đánh giá hết khả năng vì ít có nhiệm vụ phát sinh, đòi hỏi sáng tạo...

2.1.2. Trình tự, thủ tục đánh giá

Việc đánh giá viên chức được tiến hành theo Điều 24 – Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức như sau:

1. Đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị a) Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mục I Mẫu số 03. Theo đó: Các nội dung trong đánh giá viên chức cũng tương tự được quy định như nội dung phân tích trong đánh giá viên chức ở trên.

b) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Đối với cơ quan, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành.

Đối với cơ quan, đơn vị không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị.

c) Cấp ủy đảng cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá, phân loại.

d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại Điểm b và c Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.

đ) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại Điểm d Khoản này thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

a) Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.

b) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức tham khảo ý kiến tham gia tại Điểm b Khoản này, quyết định đánh giá, phân loại viên chức.

Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Để triển khai hiệu quả đến từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tùy thuộc vào tình hình địa phương mà cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản tương ứng hàng năm căn cứ theo quy định Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, trong đó viên chức ngành y tế ở Việt Nam hiện nay.

2.1.3. Kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá là phần kết thúc trong suốt quá trình thực hiện công tác đánh giá, kết quả được tổng hợp từ nhiều ý kiến, phân loại theo các tiêu chí đánh giá để xếp hạng người được đánh giá đúng quy định. Việc sử dụng kết quả đánh giá cũng quan trọng như chính việc đánh giá và việc đánh giá chỉ có ý nghĩa hoàn toàn khi kết quả đánh giá được chia sẻ và sử dụng. Việc sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức được các văn bản pháp quy hiện hành quy định như sau:

Một là, kết quả đánh giá được gắn kết với việc tăng lương của cán bộ, công chức hoặc chuyển ngạch bậc theo quy định.

Hai là, kết quả đánh giá kết hợp chặt chẽ với việc khen thưởng của cán bộ, công chức cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.

Ba là, kết quả đánh giá được sử dụng trong việc điều chỉnh, thăng hoặc giáng chức của cán bộ, công chức, thậm chí buộc nghỉ hưu.

Bốn là, kết quả có mối quan hệ chặt chẽ với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Kết quả đánh giá này sẽ là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức.

Theo đó, đối với công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan,

tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác; công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. Còn đối với viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

2.2. Một số đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến đánh giá viên chức ngành Y tế

Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, hằng năm TP Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách cả nước. Sản lượng công nghiệp thành phố chiếm khoảng 30% giá trị sản lượng toàn quốc và thu hút lượng lớn vốn FDI cho cả nước [39, tr. 01]. TP. Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,06 km² (Diện tích có đến 31/12/2017 theo Quyết định số 3873/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường). Dân số của TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm ngày 23/1/2019

là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân số của TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người, gần bằng dân số của một quận có quy mô nhỏ ở thành phố [39, tr.1]. Hiện nay, Thành phố đang phải đối diện với hàng loạt những vấn đề của một đô thị lớn có tốc độ phát triển nhanh về quy mô dân số. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải thường xuyên ùn tắc, hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả, môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, cảm thương hàn, ung thư, đặc biệt hiện nay thành phố lại là nơi thuộc đối tượng cấp I với dịch COVID - 19.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh cũng như phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao theo định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Bên cạnh những thành quả đạt được, thách thức mà thành phố gặp phải là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, áp lực nguy cơ lây lan dịch bệnh do sự gia tăng dân số cơ học; áp lực quá tải bệnh viện do người dân từ các tỉnh dồn về thành phố để khám chữa bệnh ngày một nhiều hơn. Trong bối cảnh trên, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự giám sát giúp đỡ của Hội đồng nhân dân thành phố; sự hợp tác của các ban ngành đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngành y tế, chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ phục vụ người bệnh từng bước được nâng cao.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2016, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng đầy đủ về nguồn nhân lực đội ngũ, cơ sở điều trị và cơ sở dự phòng, cụ thể [31, tr. 01-02]:

- Nhân lực Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)