Hồ Chí Minh
Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá viên chức ngành Y tế được các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố quan tâm. Hằng năm Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh luôn chỉ đạo Sở Y tế đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn hệ thống thanh tra y tế, nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra để thực hiện tốt quản lý nhà nước
bằng pháp luật. Tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề Y tế tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo Luật khiếu nại, tố cáo, theo công tác phòng chống tham nhũng. Bổ sung nhân lực, tiến hành đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản và kiến thức nhà nước, các kỹ năng chuyên ngành, đặc biệt là kiểm tra, giám sát công tác đánh giá viên chức ngành Y tế thành phố hàng năm, bên cạnh đó qua kiểm tra, chủ động đưa đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
Đồng thời, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với tất cả bệnh viện trực thuộc theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 do Bộ Y tế ban hành, cụ thể: Kết quả qua kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện thuộc Ngành Y tế Hồ Chí Minh năm 2019 vớitổng số bệnh viện được Sở Y tế đánh giá chất lượng là 110 bệnh viện, bao gồm 32 bệnh viện thành phố; 23 bệnh viện quận, huyện; 53 bệnh viện tư nhân và 02 bệnh viện bộ ngành (Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa Bưu điện). Có 02 bệnh viện không đánh giá là Bệnh viện Tân Sơn Nhất và Phẫu thuật Thẩm mỹ Sài Gòn do tạm ngừng hoạt động. Năm 2018 chỉ có 12 bệnh viện đạt điểm trung bình từ 4 điểm trở lên (mức chất lượng tốt), thì năm 2019, tổng cộng có 20 bệnh viện đạt mức chất lượng tốt. Trong đó, có 08 bệnh viện trên 50% số tiêu chí đạt mức 5 như: Bệnh viện Nhân dân 115 (50/78), Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (48/82), Bệnh viện Từ Dũ (48/82), Bệnh viện Hùng Vương (47/82), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec TP.HCM (47/82), Bệnh viện Nhân dân Gia định (47/83), Bệnh viện Nhi đồng 1 (42/82), Viện Y Dược học Dân tộc (41/79).Đặc biệt, năm 2019 đã có 3 bệnh viện quận, huyện được đánh giá chất lượng tốt đó là: BV quận Thủ Đức, BV quận 11 và BV quận 2 (năm 2018: 1 bệnh viện). Không có bệnh viện nào dưới 2 điểm, nhưng có 6 bệnh viện có điểm chất lượng trung bình dưới 2,5 điểm (năm 2018: 5 bệnh viện), và 6 bệnh viện có số tiêu chí còn ở mức 1 nhiều nhất như Bệnh viện Đa khoa Anh Minh (29/77), Bệnh viện Thân Dân (23/78), Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Quốc tế Thảo Điền (18/78),
Bệnh viện Phẫu thuật Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim hospital - Thành phố Hồ Chí Minh (17/78), Bệnh viện quận 3 (14/82). Do đó, nhìn chung chất lượng đánh giá các hoạt động của bệnh viện hàng năm đều tăng, cải tiến được chất lượng nhằm đạt các tiêu chí do Bộ Y tế ban hành; tuy nhiên, công tác quản trị bệnh viện một số bệnh viên chưa hiệu quả, do thiếu nhân lực quản lý chuyên trách, các vị trí lãnh đạo phòng chức năng thường kiêm nhiệm, chưa chú ý đến việc phát triển chuyên môn kỹ thuật, nghiên cứu khoa học; hoạt động dinh dưỡng cũng chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức [1]
Biểu đồ 2.2. So sánh chất lượng bệnh viện thuộc Ngành Y tế TP.HCM năm 2019 và năm 2018
Qua kiểm tra, đánh giá hàng năm từ Sở Y Tế, ta thấy được phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện luôn được quan tâm, và tăng hằng năm, số liệu này tỷ lệ thuận với công tác đánh giá viên chức ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đạt nhiều kết quả tích cực về số lượng và chất lượng, vì một trong những lý do để chất lượng bệnh viện đạt chuẩn chính là chất lượng đội ngũ.
Đồng thời, hàng năm, Sở Nội vụ đã chủ trì, hướng dẫn đến toàn bộ các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; từ đó việc đánh giá viên chức đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc: Việc đánh giá căn cứ vào chức trách nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
Một là, Đánh giá viên chức định kỳ hàng năm
Đánh giá viên chức trong các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện cho kết quả rất phấn khởi với tỷ lệ viên chức từ hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 90%. Kết quả đánh giá viên chức hàng năm tại một số bệnh viện công tuyến quận/huyện trong năm 2018, 2019 như sau:
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá viên chức tại một số bệnh viện công tuyến quận/huyện năm 2018, 2019 Năm Tỷ lệ % xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ 2018 15,62 % 76,17 % 7,94 % 0,27 % 2019 7,25 % 76,81 % 14,23 % 0,81 % Nguồn: Sở Y tế
Theo thống kê báo cáo của các bệnh viện công lập hạng 1 trực thuộc Sở Y Tế năm 2018, về tình hình đánh giá viên chức cuối năm tỉ lệ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của viên chức là 11,09 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 82,36%, hoàn thành nhiệm vụ là 6,2 % và không hoàn thành nhiệm vụ là 0,35%. Trong khi kết quả đánh giá tại các bệnh bệnh công lập quận / huyện năm 2018 về tình hình đánh giá viên chức cuối năm tỉ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của viên chức là 15,62%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 76,17%, hoàn thành nhiệm vụ là 7,94% và không hoàn thành nhiệm vụ là 0,27%. Tuy nhiên trên thực tế dựa số liệu cung cấp của Sở Nội vụ qua việc theo dõi, quản lý về viên chức thì số chức không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ có thể cao hơn, đây không phải là thực trạng riêng của ngành y tế, mà đang là thực trang chung đối cán bộ, công chức các cơ quan đơn vị Nhà nước. Như vậy, trên thực tế viên chức có vi phạm kỷ luật và bị xử lý kỷ luật nhưng các cơ quan, đơn vị vẫn đánh giá viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, ở một số đơn vị thủ trưởng đơn vị bị xử lý kỷ luật nhưng khi báo cáo lên cấp trên thì cơ quan, đơn vị không báo cáo, do đó đã ảnh hưởng đến công tác thống kê báo cáo chung. Hoặc mức độ vi phạm kỷ luật nặng nhưng cơ quan đơn vị chỉ đánh giá ở mức khiển trách, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong sinh hoạt định kỳ hàng tháng, dẫn đến đánh giá hàng năm vẫn tốt.
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá viên chức tại một số bệnh viện hạng 1 trực Thuộc Sở Y Tế năm 2018, 2019 Năm Tỷ lệ % xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ 2018 11,09 % 82,36 % 6,2 % 0,35 % 2019 13,99 % 82,4 % 3,33 % 0,19 % Nguồn: Sở Y tế
Trong khi đó, đối với viên chức y tế còn là đảng viên, thì nội dung đánh giá còn phải thực hiện gồm có, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại Đảng
viên
Tổ chức Đảng Đảng viên
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Là Đảng bộ (Chi bộ) có nhiều thành tích nổi bật, có đổi mới sáng tạo, điển hình cho các tổ chức Đảng khác học tập, noi theo;
- Được đánh giá “Xuất sắc” với các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; - Các tiêu chí còn lại được đánh giá “Tốt” trở lên;
- Với Đảng bộ: Có 100% tổ
chức Đảng trực thuộc xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong đó có từ 80% được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”;
- Với Chi bộ: Có 100% Đảng viên được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, trong đó có từ 80% được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên; - Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
- Là Đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các Đảng viên khác học tập, noi theo;
- Được đánh giá “Xuất sắc” với các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; Các tiêu chí còn lại được đánh giá “Tốt” trở lên;
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Được đánh giá “Tốt” với các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; - Các tiêu chí còn lại được đánh giá “Trung bình” trở lên;
- Với Đảng bộ: Có 100% tổ
chức Đảng trực thuộc xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong đó có từ 50% được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”;
- Với Chi bộ: Có 100% Đảng viên được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên, trong đó có từ 50% được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên; - Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
- Được đánh giá “Tốt” với các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh;
- Các tiêu chí còn lại được đánh giá “Trung bình” trở lên;
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
Hoàn thành nhiệm vụ
- Được đánh giá “Trung bình” trở lên tất cả các tiêu chí;
- Tổ chức Đảng không bị xử lý kỷ luật (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
- Được đánh giá “Trung bình” trở lên các tiêu chí cơ bản;
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.
Không hoàn thành nhiệm vụ
- Là Đảng bộ (Chi bộ) không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ”;
- Có 01 trong số các trường hợp:
+ Chỉ hoàn thành dưới 50% số chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được giao (trừ trường hợp bất khả kháng);
+ Các chương trình, kế hoạch về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ ở mức kém;
+ Có từ 02 tổ chức trong số Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ”;
+ Bị xử lý kỷ luật;
+ Có trên 20% số tổ chức Đảng trực thuộc xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ”;
+ Chi bộ cơ sở có trên 20% số Đảng viên xếp loại “Không hoàn thành nhiệm vụ”.
- Là Đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ”;
- Có 01 trong số các trường hợp:
+ Bị kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”;
+ Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm;
+ Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”;
+ Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại).
Tuy quy định rất nhiều điều khoản, hạng mục nhất định cụ thể, nhưng thực tế, các đơn vị không chuyên môn về công tác đảng, đặc biệt là bệnh viện, là khu vực chuyên môn sự nghiệp, thì các nội dung đánh giá trên thường chỉ thực hiện hình thức, qua loa, chỉ khi thực tế có những vụ việc thể hiện hành vi cư xử của bác sĩ không đúng chuẩn mực xã hội bị ảnh hưởng công nghệ 4.0, phát tán video, âm
thanh, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Nhà nước và lòng tin của Nhân dân vào Đảng, thì cơ quan, đơn vị đó mới quan tâm đánh giá cá nhân đó.
Tuy nhiên, nhìn chung, việc hướng dẫn đánh giá viên chức được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Trong đánh giá đã thấy rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân. Các nội dung, tiêu chí, giúp việc đánh giá được khách quan, chính xác hơn. Kết quả đánh giá, xếp loại đội ngũ viên chức cơ bản bảo đảm theo nội dung, tiêu chí và tiến độ đã đề ra sát, đúng với kết quả rèn luyện phẩm chất, tư cách, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Các viên chức trong các bệnh viện đều cho rằng công tác đánh giá viên chức được cho là cần thiết (100%) và cần tiến hành thường xuyên, hàng tháng thông qua việc họp bình bầu thi đua của khoa, phòng. Sự chủ động và trách nhiệm của Trưởng khoa, phòng thể hiện rất rõ qua các đợt bình bầu này. Nếu viên chức trong tháng vi phạm, nhưng trưởng khoa và tập thể khoa đề nghị xếp loại A hoặc để trống, chờ Hội đồng thi đua bệnh viện quyết định (để giữ hòa khí trong khoa) các khoa thường đẩy trách nhiệm cho Hội đồng thi đua.
Các bệnh viện đã chủ động quan tâm đến sự góp ý của người bệnh. Hoạt động của các đường dây nóng, hộp thư góp ý tỏ ra hiệu quả trong đánh giá viên chức. Bên cạnh đó, việc phát phiếu thăm dò ý kiến bệnh nhân nội, ngoại trú về thái độ phục vụ của nhân viên y tế đã cho nhưng kết quả đáng khích lệ. Nhiều viên chức được bệnh nhân nêu tên khen cũng như phê bình. Kết quả này được phòng Tổ chức cán bộ thông báo về khoa, phòng để xem xét đưa vào bình bầu thi đua tháng. Tuy nhiên, việc khảo sát, hỏi ý kiến bệnh nhân chưa thực hiện thường xuyên và chủ yếu là do phòng Tổ chức cán bộ triển khai.
Kết quả bình bầu thi đua chưa gắn với việc đánh giá viên chức cuối năm. Chưa có sự liên hệ giữa kết quả bình bầu trong năm và năm trước để đối chiếu và đánh giá cuối năm. Có viên chức trong năm vi phạm nhưng khi đánh giá vẫn tự nhận đạt loại A. Trưởng khoa, phòng ký xác nhận đồng ý với ý kiến của viên chức và chuyển Giám đốc bệnh viện đánh giá.
Hai là: Đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật. Nhìn chung, công tác đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật được tiến hành rất hình thức và ít được chú trọng.
Viên chức được bổ nhiệm lại có người không đạt các tiêu chuẩn chức vụ cần có, hoặc không hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng vẫn được đề nghị bổ nhiệm lại. Việc xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của những viên chức này cũng không có cơ sở, tiêu chuẩn cụ thế nên gây khó khăn cho công tác đánh giá viên chức.