Các tiêu chí và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Theo quy định của Luật Viên chức 2010, tiêu chí đánh giá viên chức được quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, chủ yếu tập trung ở mức độ phần trăm hoàn thành nhiệm vụ được giao, như:

Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ: Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ; Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật; Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị; Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị; Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật. Đặc biệt đối với viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ còn thêm các tiêu chí: Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không

đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc; Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật; Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc…

Tuy nhiên, thực tế khi đánh giá viên chức ngành y tế theo các tiêu chí trên tại các cuộc họp bình xét hàng năm vẫn còn thiếu những tiêu chí cụ thể để đánh giá (các bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế, như giải phẩu, lâm sàn, chuyên khoa, đa khoa, khoa nhi….); vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, chủ quan, cảm tính cá nhân. Điều đó dẫn tới việc bình xét “thừa” tỷ lệ cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi, có nơi, có chỗ không có đồng chí nào trong diện “không hoàn thành nhiệm vụ”.

Vẫn sót người yếu kém là tình trạng còn tồn tại ở một số cấp ủy, địa phương, đơn vị khi nguyên tắc quan trọng để đánh giá viên chức hàng năm là phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo chính.

Việc đánh giá viên chức hiện nay cũng khó đạt đến mức chuẩn xác về năng lực, trình độ, trách nhiệm CBCCVC vì rất nhiều vị trí như các vị trí lãnh đạo, chỉ đạo thì do đặc thù công việc không thể tính, đếm. Một số vị trí công việc gián tiếp thì chỉ có thể đánh giá qua việc hoàn thành nhiệm vụ được giao; khó đánh giá hết khả năng vì ít có nhiệm vụ phát sinh, đòi hỏi sáng tạo...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)