Những kết quả đạt được nêu trên do hệ thống các văn bản pháp luật về viên chức, các quy chế phân cấp, quản lý viên chức, quy chế đánh giá viên chức, các quy định của ngành y tế, các chính sách, chế độ khen thưởng, kỷ luật… đã tạo căn cứ pháp lý làm cơ sở cho công tác đánh giá viên chức viên chức ngành y tế thành phố theo đúng trình tự, nội dung và thời gian theo quy định. Căn cứ vào các quy định của cấp trên, các văn bản hướng dẫn ban hành kịp thời và phù hợp, tạo thành khung pháp lý cho công tác đánh giá viên chức.
Đồng thời, công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện đã được cụ thể hóa thành các nguyên tắc, căn cứ, tiêu chuẩn, có tiêu chí, quy trình và phương pháp đánh giá đối với từng đối tượng cụ thể nên dần khắc phục được tính chất chủ quan, duy ý chí, thiếu dân chủ, hình thức, máy móc, thể hiện được tính khoa học trong đánh giá viên chức. Mỗi nội dung đánh giá được chấm theo thang điểm 10 và tổng số điểm của 8 nội dung sẽ là căn cứ để xếp loại viên chức. Căn cứ vào kết quả đánh giá từng nội dung này, viên chức được xếp vào một trong bốn loại sau: Hoàn thành xuất sắc niệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Công tác đánh giá viên chức đã chuyển dần sang đánh giá thường xuyên, hàng tháng chú trọng tính chất cá biệt hóa, cụ thể hóa đối với từng chức danh, nhiệm vụ của viên chức. Coi trọng đánh giá của quần chúng, tập thể qua thực hiện
được bình xét thi đua hàng tháng theo quy chế, đây là điểm khác biệt so với nhiều đơn vị sự nghiệp công khác vì không làm đúng theo quy định như trên. Hơn nữa, sau mỗi đợt thực hiện đánh giá viên chức ngành y tế thành phố luôn sử dụng các kết quả đánh giá để xem xét cân nhắc nhân sự và thực hiện công tác thi đua khen thưởng tạo động lực để viên chức luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành công tác. Đây là điều rất đáng ghi nhận, thấy được sự khác biệt và cách nhìn tốt hơn về công tác đánh giá viên chức ngành y tế thành phố.
Bên cạnh đó, đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố được định hình rõ ràng hơn về lĩnh vực, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Vai trò của cá nhân, tổ chức tham gia vào đánh giá viên chức được xác định rõ hơn. Viên chức có quyền được thông báo những kết quả nhận xét, đánh giá về mình, được trình bày ý kiến, bảo lưu và báo cáo cấp trên những vấn đề không tán thành về nhận xét, đánh giá đối với bản thân mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Điều này đã thể hiện bước tiến trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá viên chức viên chức ngành y tế thành phố.
Có thể nhận thấy, công tác đánh giá viên chức tại viên chức ngành y tế thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, tại các bệnh viện đã xem đánh giá viên chức là tiền đề, điều kiện tiên quyết, thâm nhập và tác động vào tất cả các khâu khác của công tác cán bộ. Đánh giá đúng thì toàn bộ quy trình công tác quản lý, sử dụng viên chức sẽ chính xác, hiệu quả và ngược lại. Công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận/huyện xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu, phân biệt đánh giá để bổ nhiệm, sử dụng, đưa vào quy hoạch, sau một khóa đào tạo, một đợt công tác… tránh được sự lẫn lộn trong các loại đánh giá viên chức chung chung như trước kia.
Thứ hai, các bệnh viện công bước đầu đã quan tâm và xây dựng các quy chế phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị như: quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khen thưởng, kỷ luật… và làm căn cứ để xét thi đua hàng tháng, năm. Ý kiến của bệnh nhân đã được xem là một trong những kênh thông tin để đánh giá viên chức và giúp bệnh viện có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và điều trị.