Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý thực hiện đánh giá viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Bên cạnh việc hoàn thiện những quy định, tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, cần chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát thì sẽ phát huy được hiệu quả. Đánh giá viên chức nói chung và viên chức ngành y tế nói là một quá trình cần thực hiện thường xuyên liên tục gắn với hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Vì vậy, Cần loại bỏ việc đánh giá viên chức chỉ thực hiện vào cuối năm hay đến mỗi đợt khen thưởng, bổ nhiệm .Khi thực hiện các hoạt động đánh giá chủ thể thực hiện đánh giá cần ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của viên chức đồng thời chỉ ra những sai sót và hạn chế của họ trong thực thi công việc, để kịp thời động viên, khen thưởng và chấn chỉnh.

Đánh giá viên chức là việc làm bắt buộc trong cơ quan đơn vị, hoạt động này có liên quan trực tiếp đến văn hóa ứng xử của đơn vị mà viên chức đang công tác. Vì thế để kết quả đánh giá được chính xác thì cần nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá viên chức. Hiện nay việc đánh giá viên chức chủ yếu vẫn là công tác nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị, vì thế những tồn tại, hạn chế, sai sót trong đánh giá ít được quan tâm chấn chỉnh kịp thời. Để nâng cao tính dân chủ trong đánh giá cần thể chế hóa và ghi nhận việc đánh giá viên chức của nhân dân và tập thể viên chức trong cơ quan.

Công khai việc đánh giá công chức là một phương pháp giúp choviên chức và thủ trưởng đơn vị quản lý viên chức có cơ sở để phát huy những ưu điểm, những khả năng còn tiềm ẩn bên trong bản thân mỗi viên chức mà chưa có điều kiện để thể hiện, song thông qua hoạt động này cũng có thể phát hiện ra những điểm còn hạn chế, khuyết điểm để viên chức tìm cách khắc phục và rút kinh nghiệm.

Các nội dung cần công khai trong hoạt động đánh giá viên chức gồm:

Một là, Công khai phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá cần được xây dựng thành hệ thống tiêu chí cụ thể và phù hợp với từng vị trí, từng viên chức đảm nhận và cho điểm tương ứng với những gì viên chức đã đạt được;

Hai là, Công khai tiêu chuẩn đánh giá: tiêu chuẩn cho từng loại viên chức và cho từng vị trí cụ thể. Mỗi đơn vị cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan mình nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chung của ngành. Bộ tiêu chuẩn được xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng vị trí, nhiệm vụ của viên chức. Vì vậy cần được niêm yết công khai, phổ biến đến từng viên chức để họ phấn đấu trong thực thi nhiệm vụ cũng như có cơ sở để đánh giá kết quả đạt được vào cuối năm;

Ba là, Công khai nhận xét, góp ý, đánh giá của tập thể viên chức cơ quan, đơn vị; đối với viên chức là người đứng đầu cần công khai ý kiến nhận xét, góp ý, đánh giá của tập thể cấp ủy;

Bốn là, Công khai quy trình đánh giá: quy trình đánh giá gồm những bước nào; thứ tự từng bước và sử dụng phương pháp đánh giá nào cho phù hợp với từng loại viên chức;

Năm là, Công khai kết quả đánh giá: ngay sau khi có kết luận chính thức về kết quả đánh giá viên chức cần có thông báo bằng văn bản cho viên chức biết. Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức phải được niêm yết tại đơn vị để mọi viên chức được biết. Viên chức có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại theo quy định. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần tiếp thu những ý kiến khiếu nại và giải quyết theo quy định. Mọi viên chức đều có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá, xếp loại đối với bản thân mình cũng như đối với viên chức khác trong cơ quan. Đây chính là cách thức rất hiệu quả để mọi viên chức cùng tham gia “giám sát” quá trình đánh giá viên chức của cơ quan có thẩm quyền. Qua đây hiệu quả thực công việc cũng như tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lối sống của viên chức sẽ được nâng cao hơn đồng thời đảm bảo cho kết quả đánh giá viên chức được khách quan và chính xác hơn.

Sáu là: Công khai thông qua các hội nghị của cơ quan phổ biến những nội dung, kế hoạch đánh giá để toàn thể viên chức được biết. Tại hội nghị này, thủ trưởng cơ quan phổ biến, quán triệt những nội dung liên quan đến đánh giá viên chức cho toàn thể cơ quan được biết, tiếp nhận những ý kiến phản hồi đầu tiên,

những góp ý cũng như những sáng kiến giúp cho đánh giá được thực hiện có hiệu quả hơn.

Bảy là, Công khai thông qua các bảng tin, thông báo, niêm yết công khai. Cách thức này giúp cho không chỉ viên chức trong cơ quan mà cả khách hàng đều có thể biết được kết quả đánh giá viên chức của cơ quan như thế nào, có tương xứng với sự đánh giá của khách hàng về viên chức được đánh giá hay không.

Tám là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng cấp trên trực tiếp. Theo quy định hiện hành việc đánh giá viên chức trong cơ quan, đơn vị là công việc nội bộ của cơ quan. Như thế đang thiếu một kênh để kiểm tra, kiểm soát việc đánh giá viên chức. Để đánh giá viên chức được thực hiện một cách dân chủ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật rất cần công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Vấn đề đặt ra là kết quả đánh giá đó cần báo cáo với cơ quan chức năng nào và sử dụng kết quả báo cáo đó như thế nào để quản lý và sử dụng viên chức có hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những hạn chế, thiếu sót của đánh giá viên chức hiện nay và cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đánh giá còn nhiều hạn chế, bất cập.

Chín là: Sử dụng kết quả đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý, sử dụng viên chức. Như đã phân tích ở các phần trên, kết quả đánh giá viên chức hàng năm là cơ sở để sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức vì thế việc sử dụng kết quả đánh giá viên chức như thế nào là một việc rất quan trọng. Việc sử dụng kết quả đánh giá viên chức đúng mục đích sẽ tạo động lực cho viên chức tích cực tham gia đánh giá viên chức.

Mười là: Tổ chức Khen thưởng khoa, phòng chức năng trực thuộc Bệnh viện, những viên chức có thành tích tốt, tích cực trong đánh giá viên chức. Cùng với việc kiểm tra, xử lý những cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm trong đánh giá viên chức, việc khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt là rất quan trọng, qua đó khuyến khích bản thân mỗi viên chức cũng như tất cả viên chức trong cơ quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, hăng hái trong đánh giá viên chức một

cách khách quan, trung thực. Biện pháp này có tác dụng tích cực đối với đánh giá, đảm bảo phát huy được sự tham gia của viên chức cơ quan cũng như sự tham gia của đông đảo nhân dân vào đánh giá viên chức.

3.3. Một số kiện nghị

Nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá viên chức ngành y tế, xin đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh như sau:

3.3.1. Đối với Bộ Nội vụ và Bộ Y tế

Bộ Y tế phối hợp Với Bộ Nội Vụ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá viên chức phù hợp với đặc thù của ngành y tế trên cơ sở quy định của luật viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Hệ thống đánh gia viên chức ngành y tế phải gắn với hệ thống đánh giá quản lý chất lượng và xếp hạng các bệnh viện. Trong đó cần hệ thống các tiêu chí đánh giá riêng giửa viên chức y tế trực tiếp hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và viên chức y tế làm quản lý.

3.3.2. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cần phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho ủy Ban Nhân Dân thành phố xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá viên chức y tế phù hợp với đặc thù của các bệnh viện trên địa bàn. Ngoài ra, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Thành phố, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình của các đơn vị y tế.

Tiểu kết chương 3

Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng đánh giá viên chức ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh, chương 3 trình bày phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng đánh giá đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất môṭ số giải pháp nâng cao hiêụ quả đánh giá viên chức ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh; bao gồm: Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong thi hành nhiệm vụ; Xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và

pháp luật” Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh với mục đích nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức ngành y tế trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Năm 2020, là năm đánh dấu những kết quả to lớn của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân, đây là năm dấu ấn cho những gương điển hình tiên tiến thực sự trong công cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước đầu thành công trên địa bàn, nơi là trung tâm dịch sau các tỉnh thành được công bố vì điều kiện đặc thù kinh tế - xã hội của thành phố. Với tinh thần: Chủ động đánh giá đúng tình hình, diễn biến của dịch bệnh và đưa ra các giải pháp quyết liệt, kịp thời, phù hợp với thực lực của đất nước và quan điểm xuyên suốt là chống dịch như chống giặc; huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội và lấy phòng dịch là ưu tiên, khoá chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng, dập dịch triệt để từ bên trong và chữa trị hiệu quả; chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Thì đây cũng là giai đoạn đánh dấu thành công cho công tác đánh giá viên chức ngành y tế đúng thực sự công tâm, công bằng, khách quan, công khai, sáng suốt. Cũng trong suốt thời gian từ 2015 đến nay, tuy có nhiều thay đổi trong tư tưởng viên chức ngành y về nơi công tác, điều kiện làm việc, nhưng qua những kết quả đạt được những năm qua, đã góp phần nào đánh giá đúng phẩm chất đạo đức cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ y tế ngành y thành phố, như những tài năng y đức đã phát huy trong những đợt phòng bệnh cao điểm trên cả nước: “Tất cả người dân Việt Nam, đặc biệt cán bộ ngành Y tế xung phong ra trận. Với chức năng cơ quan thường trực, tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, toàn bộ ngành chung sức chung lòng vì đại cuộc chung. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cuộc chiến nào cũng chiến thắng và dứt khoát, Việt Nam sẽ dành thắng lợi trong cuộc chiến lần này”.

Vì vậy, để làm tốt hơn nữa đánh giá một viên chức ngành y tế đúng với tài và đức của người thầy thuốc, chính sách pháp luật việt nam phải chặc chẽ, quyết liệt,

thường xuyên cập nhật và tạo hành lang pháp lý vững chắc để công tác đánh giá được thực hiện hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Cao Anh (2020) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và vấn đề đổi mới công tác cán bộ”, Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước, <http://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-dao-duc- ho-chi-minh/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-danh-gia-can-bo-va-van-de-doi-moi-cong- tac-can-bo-2235>, (13/1/2020).

2. Nguyễn Trọng Báu (2003) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Bích (2019) Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập

thuộc Sở Y Tế Hà Nội, luận văn thạc sĩ, Học Viện Hành Chính Quốc Gia .

4. Bộ Nội vụ (2019) Tài liệu bồi dưỡng quản lý cấp phòng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (1997) Quyết định Số: 1895/1997/QĐ-BYT Của Bộ Y Tế về việc

Ban hành quy chế bệnh viện, ban hành ngày 19 tháng 9 năm 1997, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (1996) Quyết định Số: 2088/BYT-QĐ của Bộ Y tế quy định về Y đức, ban hành ngày 06 tháng 11 năm 1996 , Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2016) Quyết định Số: 6858/2016/QĐ-BYT của Bộ Y Tế về việc

ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 ,

Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2019) Tài liệu hướng dẫn xây dựng và mô tả công việc cho nhân

viên y tế tại Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2014) Thông tư Số: 07/2014/TT-BYT của Bộ Y Tế Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế, ban hành ngày 25 tháng 02 năm 2014, Hà Nội.

10. Chính phủ (2015 ) Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh

giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, ban hành ngày 09/6/2015 , Hà Nội.

11. Chính phủ (2017) Nghị định số 88/2017/NĐ- CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính

phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, ban hành ngày 27/7/2017, Hà Nội.

12. Đại học Luật Hà Nội (2010) Tập bài giảng Xã hội học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

13. Đại học Luật Hồ Chí Minh (2016) Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Hồng Đức.

14. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004) Giáo trình Triết học Mác - Lênin Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2017) Nghị quyết Số 20-NQ/TW của Ban

Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XII vềtăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc

và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, ban hành ngày 25 tháng 10

năm 2017, Hà Nội.

16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2018) Quy định số 132-QĐ/TW, của Bộ

Chính trị về việcKiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập

thể, cá nhân trong hệ thống chính trị”, ban hành ngày 08/3/2018, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII, Nxb Chính trị quốcgia -Sự thật, Hà Nội.

18. Lưu Ngọc Hoạt (2017) Phương pháp viết đề cương nghiên cứu, Nxb Y học, Hà Nội

19. Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018) Nghị quyết Số:

03/2018/NQ-HĐND quy định vềQuy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ,

công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý”, ban hành

ngày 16 tháng 03 năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Lân (2002) Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt, Nxb Văn học, Hà Nội. 21. Thùy Linh – Kim Đồng – Hà Anh Chiến (2018) “Bác sĩ ồ ạt bỏ bệnh viện công: Phải giữ chân bằng cơ chế đặc biệt”, Báo Lao động online,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)