Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 69)

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật về công tác quản lý, đánh giá viên

chức còn thiếu, chưa thống nhất, đồng bộ. Các mức để phân loại đánh giá viên chức theo quy định của Luật Viên chức hiện nay là chưa phù hợp. Theo quy định là việc phân loại viên chức theo 4 mức như đã nêu. Tuy nhiên, trong thực tế thì mức phân loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là khó áp dụng để phân loại viên chức. Có viên chức thừa nhận mình hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thừa nhận mình hạn chế về năng lực, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá nếu không có các tiêu chí cụ thể, phù hợp.

Thứ hai, cấp trên chưa có văn bản chỉ đạo thật cụ thể để hướng dẫn viên chức

tự nhận xét, đánh giá theo từng tiêu chí một cách chi tiết rõ ràng.

Thứ ba, trong tình hình hiện nay việc sử dụng Quy chế đánh giá viên chức

Thứ tư, công tác đánh giá viên chức còn hạn chế, còn cả nể hình thức, qua loa, nặng về cảm tính, chưa coi trọng tính khách quan và sự công tâm, hoặc còn theo những mục đích đã định sẵn thể hiện những cảm xúc của bản thân (yêu, ghét, định kiến cá nhân…), đôi khi chỉ nhìn nhận những biểu hiện bên ngoài mà đánh giá viên chức.

Do nhận thức chưa đúng tầm quan trọng thật sự nghiêm túc trong đánh giá hằng năm của công tác đánh giá viên chức. Đồng thời không muốn làm mất lòng người khác và tâm lý cả nể nên tâm lý đánh giá là nhắm mắt cho qua các khuyết điểm mắc phải trong quá trình công tác.

Thứ năm, công tác kiểm tra, thanh tra, khảo sát chưa được thực hiện triệt để,

do đó chưa phát hiện được những yếu kém, bất cập trong công tác đánh giá, theo kết quả khảo sát, việc thanh tra, kiểm tra công tác đánh giá viên chức có kiểm tra nhưng chưa được chú trọng.

Thứ sáu, hoạt động của Phòng Tổ chức cán bộ còn phu ̣ trách công tác đánh

giá tại các bệnh viện công còn hạn chế, thiếu những kỹ năng cơ bản về đánh giá.

Thứ bảy, bản mô tả công việc vẫn chưa cụ thể. Hiên nay hầu như không có

bản mô tả công việc taị các bệnh viện công nào rõ ràng, chi tiết để viên chức biết như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy thiếu cơ sở cho đánh giá hiệu quả công việc.

Tiểu kết chương 2

Đánh giá viên chức ngành y tế bên cạnh tính chuyên môn, nghề nghiệp cao, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của pháp luật về đánh giá viên chức. Vì vậy, chương 2 tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Thực trạng quy định của pháp luật về đánh viên chức ngành y tế; Thực trạng áp dụng pháp luật trong đánh giá viên chức ngành y tế tại thành Phố Hồ Chí Minh

Chương 2 đã đánh giá những thực trạng pháp luật và việc thực thi pháp luật về đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng đánh giá viên chức ngành y tế ở chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện đánh giá viên chức ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá viên chức nói chung và viên chức ngành y tế nói riêng là một quá trình thường xuyên, liên tục và cần phải đánh giá toàn diện trong suốt quá trình làm việc viên chức. Điều này có nghĩa là khi đánh giá cần đặt viên chức trong tổng hòa các mới quan hệ xã hội Mục tiêu quan trọng nhất của công tác đánh giá viên chức phải gắn với hiệu quả, hiệu suất, tiến độ hoàn thành công việc, khả năng phối hợp làm việc nhóm để phân biệt người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

Để nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức ngành y tế cần tiến hành đồng bộ, tập trung vào một sộ vấn đề sau:

Thứ nhất, Ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh phải xây dựng và ban hành

quy chế chi tiết các phương pháp, tiêu chí đánh giá viên chức, phù hợp với đặc điểm công việc và chuyên môn của từng viên chức theo đề án vị trí việc làm;

Thứ hai, Ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh cần triển khai nghiêm túc thực

hiện việc đánh giá viên chức theo quy định, chấm dứt ngay trình trạng đánh giá hình thức, thiếu thực chất;

Thứ ba, đề ra các phương án nhằm khuyến khích, phát huy sự tham gia của

nhiều chủ thể vào đánh giá viên chức;

Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật

trong đánh giá viên chức đồng thời kiên quyết xử lý những vi phạm trong đánh giá.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong thi hành nhiệm vụ trong thi hành nhiệm vụ

Những năm qua, công tác đánh giá viên chức ngành y tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày một phản ánh đầy đủ hơn về chất lượng viên chức nhưng bên cạnh đó cũng đang gặp phải một số vấn đề bất cập khó khăn trong việc đánh giá thực chất đối với viên chức. Đó là việc còn nhiều nơi xem nhẹ công tác đánh giá, xem đây là một công việc thường quy làm cho có lệ, như kiểu tới hẹn lại lên. Cho nên việc đánh giá chưa đúng theo ý nghĩa của nó, xem đánh giá như một khâu thủ tục để bổ sung vào hồ sơ khen thưởng, bổ nhiệm, là một hình thức dĩ hòa vi quý trong đơn vị, theo kiểu mọi người cùng được không phân biệt người làm tốt và người làm chưa tốt. Vì vậy, việc đánh giá viên chức tạo ra sự xề xòa, “dĩ hòa vi quý”, chưa thật sự tạo động lực cho viên chức hăng hái, nỗ lực hoàn thành công việc. Đặc biệt, trong ngành y tế, là một ngành đặc thù gắn bó với người dân, có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Do đó, việc đánh giá viên chức trở nên rất cần thiết là khâu để giúp tìm ra người có năng lực, tâm huyết với nghề và loại ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, công tác đánh giá viên chức ngành y tế, đặc biệt là trong các bệnh viên công lập tuyến quận/huyện đang gặp phải nhiều khó khăn. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức chưa sát thực tế, chưa động viên, khuyến khích người hoàn thành tốt nhiệm vụ, cũng như nhắc nhở, phê phán những người “tắc trách”, thiếu trách nhiệm, hoàn thành chưa tốt công việc. Từ đó, làm mất lòng tin và động lực phấn đấu của đội ngũ viên chức y tế, họ rơi vào chủ nghĩa bình quân, chưa thực sự xem trọng công tác chăm sóc sức khỏe người dân, thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong thời gian gần đây. Sự tận tâm, lương y như từ mẫu trở nên hiếm hoi trong đội ngũ viên chức ngành y tế.

Cá nhân mỗi viên chức phải xây dựng kế hoạch công tác cá nhân trên vị trí việc làm của mình và kế hoạch công tác năm, hàng quý, hàng tháng của đơn vị. Để

tạo điều kiện viên chức xây dựng được kế hoạch công tác cá nhân đòi hỏi mỗi đơn vị phải có kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng và dự đoán được các yếu tố tác động, ảnh hưởng cũng như công việc được giao. Phải nêu cao trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân, thực hiện “lương y như từ mẫu” trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Mặt khác, Xây dựng bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí việc làm sẽ là cơ sở cho việc theo dõi giám sát tiến độ của người quản lý để có những điều chỉnh phù hợp, gắn kết các cá nhân trong đơn vị.

Ngoài ra, đơn vị cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, khen thưởng, nêu gương những viên chức có ý thức trách nhiệm cao, hết lòng phục vụ người bệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mục đích làm cho từng viên chức nhận thức được trách nhiệm cá nhân và các thành viên để tham gia tích cực, dân chủ vào quá trình đánh giá viên chức trong đơn vị, gồm cả đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp.

3.2.2. Xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

Thực tiễn cho thấy, phần lớn viên chức ngành y tế, thành phố Hồ Chí Minh chưa nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá, dẫn tới nhận thức về đánh giá của viên chức vẫn còn mang tính chủ quan, duy ý chí, đánh giá qua loa, hình thức và một bộ phận viên chức vẫn thực sự hài lòng về kết quả đánh giá. Chính vì vậy, để nâng cao kết quả đánh giá viên chức, cần thay đổi nhận thức đánh giá của từng viên chức, thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng đơn vị.

Đối với viên chức là lãnh đạo, quản lý cần phải nhận thấy rằng đánh giá viên chức chính là giúp cho cơ quan, đơn vị phát triển tốt đẹp và bền vững. vậy, viên chức là lãnh đạo, quản lý cần nhìn thẳng, nhìn đúng và chính xác về toàn bộ hoạt động của đơn vị và viên chức thuộc quyền quản lý. Thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, không nên bao che, bỏ qua những thiếu sót của viên chức mà cần thẳng thắn chỉ sai và hướng viên chức trở nên tốt đẹp hơn.

Trước tiên cần quán triệt cho viên chức thấy được vai trò quan trọng của công tác đánh giá:

Một, đánh giá giúp viên chức tiến bộ và hoàn thiện hơn. Điều này có nghĩa là đánh giá không phải để trù dập, kìm hãm sự phát triển của viên chức mà đánh giá để viên chức thấy rõ những ưu điểm, hạn chế của mình từ đó phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những hạn chế để hoàn thiện hơn sau quá trình đánh giá.

Hai, đánh giá là căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức như: quy hoạch và bổ nhiệm; đào tạo nâng cao, bồi dưỡng; khen thưởng, chính sách nâng lương, kỷ luật,... Vì vậy, đánh giá đúng thực chất về viên chức thì những chế độ, chính sách đối với viên chức mới chính xác, công bằng và tạo động lực giúp viên chức làm việc hăng say, tích cực hơn trong công việc.

Khi viên chức hiểu rõ vai trò của đánh giá, cùng với những cơ chế đánh giá phù hợp thì công tác đánh giá tại các bệnh viện công lập nâng cao hiệu quả của quá trình đánh giá viên chức. Để thực hiện được điều này, vai trò của Phòng Tổ chức cán bộ của các bệnh viện công lập rất quan trọng - họ chính là những người tác động trực tiếp lên tư tưởng của từng viên chức và giúp từng viên chức thay đổi nhận thức về đánh giá.

Bên cạnh việc tác động lên nhận thức của viên chức, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và hướng dẫn viên chức trong từng bộ phận thực hiện đánh giá theo những quy định đặt ra và có sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đơn vị, tránh trường hợp đánh giá qua loa, sơ sài, đồng loạt, mang tính chung chung. Như vậy, khi được thực hiện theo những quy trình, thủ tục chính xác và có sự đồng tình của viên chức về bản chất của đánh giá thì công tác đánh giá sẽ được thực hiện hiệu quả.

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đánh giá viên chức ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh

Yêu cầu này cần phải được thực hiện trên cơ sở các mặt sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật về việc đánh giá viên chức. Cần đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền giúp viên chức nắm vững các nội dung về đánh giá viên chức.

Nâng cao ý thức đối với tất cả cán bộ viên chức trong công tác thực hiện đánh giá viên chức.

Ban hành các văn bản có các quy định về chế tài, xử lý các đơn vị, cá nhân không thực hiện đúng và nghiêm túc đánh giá viên chức.

Xây dựng kế hoạch đánh giá viên chức cụ thể từng đơn vị và triển khai tới các viên chức trong đơn vị từ đó các viên chức trong đơn vị có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và góp ý kiến cho đồng nghiệp của mình.

3.2.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc pháp luật về đánh giá viên chức

Nhiệm vụ của các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cần làm cho viên chức hiểu được có những đổi mới trong cách đánh giá, hiểu được về bản chất của đánh giá và vai trò quan trọng của đánh giá trong quản lý nguồn nhân lực cũng như về chuyên môn của mỗi viên chức; nhận thức được trách nhiệm cá nhân và của các thành viên tham gia đánh giá để tham gia một cách tích cực, dân chủ vào quá trình đánh giá viên chức trong cơ quan đơn vị, gồm cả đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải đạt tới việc cán bộ quản lý viên chức trong bộ phận chuyên trách thực hiện đánh giá viên chức phải nắm vững các phương pháp đánh giá: các mục tiêu, nội dung, yêu cầu, quy trình, thủ tục tiến hành...và phải vận dụng một cách thành thạo trong quá trình đánh giá. Chỉ có như thế thì việc đánh giá mới có thể thực sự đi vào thực tiễn, mới có thể có hy vọng đạt được kết quả, hiệu quả như mong muốn.

Đối với sự tham gia đánh giá của nhân dân, đây là kênh thông tin rất quan trọng giúp cho việc đánh giá được chính xác, khách quan hơn. Tuy nhiên để nhân dân cùng tham gia vào đánh giá viên chức là việc không đơn giản. Việc tổ chức để nhân dân tham gia đánh giá viên chức có thể thực hiện qua kênh là: lấy ý kiến đánh giá của nhân dân nơi viên chức đang công tác. Để nhân dân tham giá đánh giá được hiệu quả cần tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá viên chức. Cùng với đó phải tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đánh giá. Ý kiến đánh giá của nhân dân cần được trân trọng. Kết quả

đánh giá viên chức cần được niêm yết công khai để nhân dân biết và có ý kiến. Như thế mới khuyến khích được sự tham gia đánh giá của nhân dân.

3.2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý thực hiện đánh giá viên chức

Bên cạnh việc hoàn thiện những quy định, tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá, cần chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát thì sẽ phát huy được hiệu quả. Đánh giá viên chức nói chung và viên chức ngành y tế nói là một quá trình cần thực hiện thường xuyên liên tục gắn với hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Vì vậy, Cần loại bỏ việc đánh giá viên chức chỉ thực hiện vào cuối năm hay đến mỗi đợt khen thưởng, bổ nhiệm .Khi thực hiện các hoạt động đánh giá chủ thể thực hiện đánh giá cần ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của viên chức đồng thời chỉ ra những sai sót và hạn chế của họ trong thực thi công việc, để kịp thời động viên, khen thưởng và chấn chỉnh.

Đánh giá viên chức là việc làm bắt buộc trong cơ quan đơn vị, hoạt động này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 69)