Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 27 - 29)

1.1.5.1. Các nhân tố khách quan

(1) Sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật

Sự thống nhất hay không thống nhất giữa các văn bản pháp luật đều ảnh hưởng đến quá trình QLNN đối với thị trường. Hiện nay các văn bản pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, giữa các văn bản luật còn có nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trong khi, để thực hiện công tác QLNN về thị trường thì rất cần có sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật như: nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Nhà nước, Chính phủ hay địa phương. Do vậy, khi các văn bản này thống nhất với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với thị trường.

(2) Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế

Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ điều kiện kinh tế của người đó. Điều kiện kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm. Vị trí của người tiêu dùng trong xã hội có ảnh hưởng lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, mua bán trao đổi ở các kênh phân phối.

(3) Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến các chính sách liên quan đến thị trường.Việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng trong các năm qua, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến. Mặt khác quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp đầu vào của các ngành sản xuất nông nghiệp trở nên đa dạng và chất lượng hơn như giống cây trồng năng suất và chất lượng hơn, các kỹ thuật canh tác… Việc toàn cầu hóa sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế việc này chi phối mạnh mẽ các chính sách phát triển thị trường; chẳng hạn như chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm... Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế nước ta không thể không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

(4) Chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển sản xuất - kinh doanh

Những cơ chế, chính sách cũng như định hướng cụ thể để phát triển sản xuất - kinh doanh của Nhà nước nói chung và địa phương nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thúc đẩy hay hạn chế phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Các địa phương có những định hướng cụ thể và rõ ràng trong việc phát triển các kênh phân phối thì sẽ thúc đầy cung - cầu hàng hóa. Và khi đã có những văn bản cụ thể hướng dẫn về việc quy hoạch hệ thống kênh phân phối thì các cơ quan QLNN có cơ sở để đánh giá xem các kênh phân phối được xây dựng có đúng trong vùng quy hoạch và hướng đúng những ưu đãi của Việt Nam chưa.

1.1.5.2. Nhân tố chủ quan

(1) Mở rộng thị trường bán lẻ và cạnh tranh trên thị trường

Hệ thống bán lẻ mặt hàng thực phẩm tại một số địa phương được nhiều chuyên gia nhận định còn manh mún, nhỏ lẻ, phát triển một cách tự phát, không đồng đều, sức cạnh tranh của hệ thống này trên thị trường còn yếu. Đặc biệt khi các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài tràn vào nước ta nhiều hơn khi

nước ta tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, khả năng cung ứng và cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là rất mạnh họ có thể đánh bật các nhà cung ứng trong nước do họ có những ưu thế mạnh về: tiềm lực tài chính, đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp nên sức ảnh hưởng của họ là rất lớn đối với các nhà bán lẻ trong nước. Khi mở cửa thị trường bán lẻ cùng với sức ép cạnh tranh thị trường đều sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các vấn đề QLNN đối với thị trường hàng hóa. Các cơ quan nhà nước cần phải có các chính sách phù hợp để hoạt động thương mại diễn ra được thuận lợi, khi hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cần phải tuân thủ theo các quy định và nguyên tắc cạnh tranh theo cam kết của WTO. (2) Ý thức của thương nhân

Để các cơ quan QLNN quản lý tốt hoạt động thương mại một phần phụ thuộc vào ý thức của các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Khi họ đã nhận thức được trách nhiệm của mình họ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với công tác quản lý của nhà nước. Đó là trách nhiệm đối với việc chấp hành các nội quy về cách nhìn đúng đắn về hoạt động kinh doanh ở các kênh phân phối. Muốn có được điều đó các nhà quản lý cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thực tế và xu hướng tiêu dùng mặt hàng. Cần có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện và vận dụng mô hình quản lý hiệu quả của địa phương khác để có thể học hỏi được các kinh nghiệm nhất định.

(3) Trách nhiệm của người kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát thực sự trở nên hiệu quả khi có một đội ngũ cán bộ có ý thức trách nhiệm. Cũng như các thương nhân, việc nhận thức trách nhiệm của mình trong công tác là một điều quan trọng. Việc xử lý các hành vi vi phạm có nghiêm minh hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ này. Che giấu các hành vi vi phạm đều có ảnh hưởng không tốt ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 27 - 29)