- Công nghệ, Y tế,
2.3.2. Thực trạng quản lý chủ thể sản xuất, kinh doanh và nguồn gốc xuất xứ rau an toàn
xuất xứ rau an toàn
Năm 2017, khoảng 1 triệu người dân trên địa bàn Đà Nẵng đã tiêu dùng 122.000 tấn rau, củ, quả; trong đó sản xuất tại chỗ chỉ khoảng 9.000 tấn, số còn lại gồm 38.000 tấn rau và 76.000 tấn quả phải nhập từ nơi khác. Cụ thể, ngoài 6 tỉnh, thành thường xuyên cung cấp rau, quả cho TP, gồm Đà Lạt, Gia Lai, Hà Nội, Quảng Nam, Tiền Giang và Nghệ An, năm 2017 Đà Nẵng nhập khẩu 2.250 tấn rau (chiếm 3,6%) và 25.000 tấn quả (11%) từ Trung Quốc. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng nhận định, nguồn thực phẩm rau, quả cung cấp cho địa phương chủ yếu nhập từ ngoài tỉnh với số lượng rất lớn, do vậy việc kiểm soát an toàn thực phẩm rau, quả là nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân [32].
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Đà Nẵng, việc kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với nguồn gốc, xuất xứ rau, quả trên thị trường TP chưa thể thực hiện do sản xuất còn nhỏ lẻ cùng hệ thống phân phối qua quá nhiều khâu trung gian mới đến người tiêu dùng cuối cùng.
Với sản lượng khoảng 300 tấn rau-củ-quả mỗi ngày, việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng nông sản tại chợ đầu mối Hòa Cường là hết sức quan trọng và cần thiết. Theo Ban quản lý chợ đầu mối Hòa Cường, 277 tiểu thương tại chợ đã được tập huấn và ký cam kết kê khai nguồn gốc, xuất xứ và hiện có 133 camera được lắp đặt tại đây để theo dõi quá trình nhập hàng. Trong khi đó, theo Chi cục Quản lý chất lượng nông-lâm-thủy sản, kiểm tra chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các mặt hàng nông sản lâu nay là nhiệm vụ rất khó khăn, đặc biệt ở khâu xử lý, vì nguồn gốc xuất xứ chưa được kê khai rõ ràng.