Với Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 89 - 92)

- Công nghệ, Y tế,

3.3.2. Với Bộ Công Thương

Tiếp tục hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu trưng bày sản phẩm và xây dựng thương hiệu RAT của Việt Nam, tăng cường tổ chức triển lãm quốc tế sản phẩm RAT. Xây dựng được một chiến lược hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm cho nông dân. Cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng về khuyến khích xuất khẩu, vốn vay, thuế, cước phí vận tải chi chứng nhận quy trình quản lý chất lượng… đối đầu tư, sản xuất tiêu thụ

rau quả. Củng cố và phát huy tác dụng của các kho bảo quản, kho trung chuyển và các chợ đầu mối.

Tăng cường vai trò Hiệp hội trái cây và phát huy mối quan hệ giữa thành viên và Hiệp hội. Tăng cường kết nối, xúc tiến với thị trường trong khu vực và trên thế giới để xuất khẩu mặt hàng RAT. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và tổ chức thương mại uy tín quốc tế kết nối hiệu quả, tiếp cận với các doanh nghiệp trong và ngoài nước bao gồm cá nhân xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến RAT. Bộ tìm phương án đàm phán mở cửa thị trường, thúc đẩy giao thương, thương thảo với các nước Mỹ, Nga, Nhật... để tạo điều kiện tốt nhất về những rào cản kỹ thuật, thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, ưu tiên đầu tư phát triển ngành hàng nông sản tại các địa phương. Tăng cường hỗ trợ các địa phương trong vấn đề phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của từng địa phương, tạo được thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá. Lập đường dây nóng hỗ trợ, tuyên truyền, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến vệ sinh ATTP. Tăng cường mối quan hệ giữa các bộ ngành trong vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm như Bộ nông nghiệp, Bộ công thương, Bộ y tế .

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND và các Sở ban ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất RAT được đầu tư đáng kể, trình độ người sản xuất được nâng lên, công tác quản lý thị trường RAT của Đà Nẵng đã đạt được những kết quả tích cực, số lượng và chất điểm bán RAT tăng lên không ngừng, các văn bản pháp luật được phổ biến rộng rãi, các cá nhân, tổ chức từ sản xuất đến kinh doanh RAT đã có ý thức hơn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sản xuất và kinh doanh. Đã có sự liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm RAT, công tác quản lý chất lượng, nguồn gốc sản phẩm đã được quan tâm, các kênh tiêu thụ đã và đang được thiết lập, người tiêu dùng có điêu kiện để tiếp cận với sản phẩm RAT. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được trong phát triển sản xuất và kinh doanh RAT vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Đà Nẵng.Vẫn còn một bộ phận người sản xuất và kinh doanh RAT chưa tuân thủ các quy trình và chấp hành các quy định về buôn bán RAT, mặc dù đã được tập huấn; tuyên truyền. Lượng tiêu thụ RAT còn hạn chế; công tác quản lý chất lượng còn nhiều bất cập; việc thanh kiểm tra chưa thường xuyên, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra chưa được đầu tư tương xứng, quy hoạch và phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng kinh doanh RAT còn chậm, phân bố các điểm kinh doanh chưa đều, việc quản lý các điểm bán RAT chưa sát sao, các chính sách hỗ trợ chư thiết thực, người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm,các hình thức tiêu thụ và các kênh tiêu thụ RAT hoạt động chưa hiệu quả, trong khi nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm RAT ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 89 - 92)