Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 64 - 67)

- Công nghệ, Y tế,

2.4.1.Các nhân tố khách quan

2.4.1.1. Sự thống nhất giữa các văn bản quản lý

Nhà nước đã ban hành các văn bản quản lý về thị trường RAT tương đối đầy đủ để điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của thị trường RAT như: Luật Cạnh tranh (2005), Luật Đầu tư (2014), Luật Thương mại (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật chất lượng hàng hóa, sản phẩm (2007), Luật Doanh nghiệp (2014). Quyết định số 112/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án Tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản đến năm 2015. Quyết định số 2374/QĐ-BNN-QLCL ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm

2015, định hướng đến năm 2020. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án QSEAP được phê duyệt tại quyết định số 3662/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định 84/2008/QĐ- BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP) cho rau, quả và chè an toàn.

Với hành lang pháp lý hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh phân phối RAT hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nhà nước ta ban hành nhiều về bản pháp luật đã có sự tiến bộ nhưng chưa thực sự hoàn thiện. Liên quan đến chính sách và quy định cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất nông nghiệp phát triển. Chính sách tam nông, bốn nhà đã được ban hành theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Tuy nhiên, trên Quyết định 80 của Chính phủ được triển khai trên thực tế Quyết định 80 của Chính phủ được triển khai trên phạm vi hẹp, không đồng bộ và chưa hiệu quả. Tình trạng doanh nghiệp và nhà nông phá vỡ hợp đồng thu mua các mặt hàng rau xanh, củ quả, trái cây của các doanh nghiệp với hộ nông dân chủ yếu là “mua đứt, bán đoạn”. Điều này tạo thách thức trong kinh doanh đối với mặt hàng rau xanh, củ quả, trái cây cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới công tác QLNN về hoạt động kinh doanh RAT trên địa bàn Đà Nẵng.

2.4.1.2. Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố kinh tế

Đà Nẵng với vai trò trung tâm của khu vực duyên hải miền Trung cũng có những bước phát triển vượt bậc đưa tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 2014 - 2018 đạt khoảng 8,05%. Năm 2018 ước đạt 62.150 tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với năm 2016, bằng 1,4% so với cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 84 triệu đồng (3.391 USD), gấp gần 1,2 lần năm 2016 và 1,4 lần cả nước. Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao là cơ sở để phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ngành thương mại cả nước nói chung và ngành thương mại Đà Nẵng nói riêng. Tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) tăng trưởng đạt 8,5-9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 65 - 75 triệu đồng/năm. Việc tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng theo hướng tích cực sẽ giúp Ngân sách dành cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của Thành phố tăng lên. Đồng thời đầu ra cho các sản phẩm RAT cũng sẽ thuận lợi do thị trường tiêu dùng sôi động và thu nhập người dân tăng cao. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế trong nước được dự báo là sẽ còn nhiều khó khăn, cả về phía sản xuất, tiêu dùng trong nuớc trong vài năm tới cũng là những thách thức tới QLNN trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong đó có mặt hàng nông sản.

2.4.1.3. Thực trạng quá trình toàn cầu hóa

Các quy định điều chỉnh bao gồm: Pháp lệnh về đối xử tối hệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế (2002), Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam(2002), Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (2004). Những quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi thượng mại không lành mạnh phát sinh từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh công bằng trên thị trường Việt Nam. Khi mở cửa thị trường bàn lẻ cùng với sức ép cạnh tranh thị trường đều sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các vấn đề QLNN đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các cơ quan nhà nước cần phải có các chính sách phù hợp với hoạt động thương mại diễn ra được thuận lợi, khi hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cần phải tuân thủ theo các quy định và nguyên tắc canh tranh theo cam kết của WTO. Bên cạnh đó việc sản xuất kinh, kinh doanh các sản phẩm RAT phải đảm bảo có xuất xứ và đạt tiêu chuẩn VietGap sẽ giúp người sản xuất, kinh doanh RAT sẽ tự cập nhật và bổ sung thêm các tiêu chuẩn phù hợp. Mặt khác, việc giảm thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và RAT nói riêng đối với các nước trong khu vực và thế giới sẽ làm cho sản phẩm RAT của Đà Nẵng bị cạnh tranh gay gắt từ phía các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, Thái Lan …

2.4.1.4. Sự phát triển của Khoa học công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, là tiền đề để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, chất lượng cao. Dự báo phát triển khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp sẽ theo hướng: Ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi. Đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn GAP, chương trình “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa, chương trình VietGAP trên cây rau... Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, quả. Đà Nẵng với lợi thế là trung tâm kinh tế của của cả nước nên việc tiếp nhận các thành tựa khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh RAT được diễn ra nhanh chóng. Hiện nay, nhờ những công nghệ mới về giống rau và công nghệ trồng rau trong nhà kính, nhà lưới đã giúp Đà Nẵng sản xuất được nhiều loại rau mới với những sản phẩm chỉ có ở Đà lạt (Bông cải xanh, cải bắp tròn…), Lào Cai (Cải mèo, su su…)… Điều này đã tạo điều kiện cho thị trường RAT của Đà Nẵng sẽ đa dạng về chủng loại và chủ động về nguồn cung RAT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 64 - 67)