- Công nghệ, Y tế,
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện việc thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Hiện nay phần lớn các cơ sở kinh doanh RAT là do Sở Công thương Đà Nẵng quản lý, tuy đã có một số văn bản quản lý nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản pháp luật này vẫn có nhiều bất cập. Để giải quyết vấn đề tồn tại đó, cần phải thực hiện đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo hướng dẫn sau: Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mặt hàng RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Duy trì và tăng cường kiểm tra về xuất xứ, nhãn hàng đối với RAT trên địa bàn Đà Nẵng. Từ những điểm yếu trong nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình, người tiêu dùng Việt Nam thường e ngại khi cần khiếu
nại trực tiếp với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, chưa nói đến việc khiếu kiện ra các cơ quan chức năng hoặc tòa án để bảo về quyền lợi chính đáng của minh.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra
Sở NN&PTNT: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, các quy định về sơ chế RAT. Kiểm tra chất lượng RAT ở các khâu từ sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT theo quy định.
Sở Công thương: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh RAT của các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Sở Y tế: thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng RAT ở các cơ sở chế biến, các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Xử lý vi phạm: Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình vi phạm các quy định trong “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” sẽ bị xử lý theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT, các quy định khác của pháp luật hiện hành. Vấn đề xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được thực hiện ngay khi phát hiện. Tuy nhiên, chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ khả năng răn đe các cơ sở kinh doanh RAT vi phạm. Do đó, cần phải mạnh tay hơn trong vấn đề xử phạt, cụ thể như:
Cần đề ra các chế tài xử phạt nặng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong kinh doanh mặt hàng RAT. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã vi phạm trong hoạt động kinh doanh RAT thì ngoài việc lập biên bản và thu giữ hàng hóa, cần phải phạt tiền nặng hơn. Nếu tái phạm lần thứ hai thì phạt tăng gấp nhiều lần so với lần thứ nhất. Các lần khác sẽ xử phạt theo cấp số nhân. Đối với một số trường hợp, vi phạm xuất xứ, nguồn gốc RAT kèm theo
cần phải đưa ra hình thức xử phạt nặng hơn và truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra cần phải có cơ chế khen thưởng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng quy định trong kinh doanh RAT. Đồng thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm cần được lập danh sách và công bố rộng rãi với người tiêu dùng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ sở sản xuất, kinh doanh với khách hàng. Có như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thực hiện đúng các quy định về xuất xứ.
3.3. Kiến nghị