Thực trạng thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 62 - 64)

- Công nghệ, Y tế,

2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng

với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng

Công tác thanh tra, kiểm tra giúp đánh giá tình hình hoạt động của các siêu thị trên địa bàn Đà Nẵng, đồng thời xử phạt các đơn vị vi phạm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh bình đẳng và sự tự giác thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam. Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã thường xuyên lập các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, chuyên ngành để kiểm tra VSATTP. Mỗi năm đều có sự ra quân đồng loạt vào “Tháng hành động VSATTP” và các dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, cũng có các đợt thanh tra đột xuất về cách niêm phong, nhãn mác, thông tin ghi trên nhãn sản phẩm và hóa đơn xuất nhập hàng đối với mặt hàng RAT tại các cửa hàng RAT tại Đà Nẵng. Công tác kiểm tra nhãn sản phẩm lưu thông tên thị trường thực hiện thường xuyên, đã có tác dụng rõ rệt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện ghi nhãn sản phẩm và công khai minh bạch tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tên đơn vị sản xuất chịu trách nhiệm hàng hóa. Thông qua công tác kiểm tra việc ghi nhãn đã phát hiện nhiều vụ giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh RAT. Do chưa có văn bản cụ thể về chế tài xử phạt đối với hoạt động kinh doanh RAT tại các kênh phân phối trên địa bàn Đà Nẵng nên việc xử lý các vi phạm về RAT sẽ dựa vào các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 175/2004/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của Chính phủ. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm quy chế về hoạt động chịu trách nhiệm trực tiếp theo Quy chế sản xuất RAT đã quy định. Tuy nhiên, thực thế thì việc khiếu nại và tố cáo từ người tiêu dùng là rất ít mà chủ

yếu các cơ quan kiểm tra thanh tra của Sở Công thương Đà Nẵng kiểm tra và phát hiện ra sai phạm của các cửa hàng và xử lý. Theo thống kê từ các vụ vi phạm biên bản, xử lý thực phẩm vi phạm và phạt tiền. Mỗi lần vi phạm của các đơn vị kinh doanh sẽ được xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Mặt khác, Nghị định này là quy định chung trong lĩnh vực thưong mại và không riêng cho xử phạt RAT, do đó các cửa hàng, siêu thị tái phạm thì cũng chỉ xử phạt tiền với mức thấp. Điều này cho thấy các quy định về kinh doanh RAT tại Đà Nẵng vẫn chưa hiệu quả. Cần phải có những chế tài mạnh hơn thì mới có thể giảm được các vụ vi phạm.

Bảng 2.13. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng (ĐVT: %)

TT Đánh giá 1 2 3 4 5

Tiêu chí

Phát hiện những vi phạm

1 trong sản xuất, kinh doanh 3,33 17,78 23,33 41,11 14,44 RAT

2 Xử lý nghiêm đối với các 2,22 12,22 23,33 47,78 14,44 trường hợp vi phạm

3 Giải quyết nhanh chóng các 5,56 14,44 43,33 25,56 11,11 đơn khiếu nại, tố cáo

(1-Kém; 2- Trung bình; 3-Khá; 4-Tốt; 5-Rất tốt)

Nguồn: Tổng hợp từkết quảkhảo sát của tác giả

Qua khảo sát thì người trả lời cho rằng, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề xuất xứ, VSATTP của RAT, nếu các kênh phân phối có vi phạm thì họ trực tiếp khiếu nại với cơ quan quản lý. Còn các cơ quan QLNN thì cho rằng, các vụ khiếu nại và tố cáo của người tiêu dùng về hành vi vi phạm của các kênh phân phối đối với hàng RAT có nhưng rất ít. Thông thường, người tiêu dùng có tâm lý ngại va chạm, mất thời gian và mất công vì thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục hành chính đó hiện tại là rất cần thiết để các

quan quản lý kiểm soát và xử lý chính xác các vụ vi phạm nhằm đảm bảo công bằng. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra Công tác QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và về RAT trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng còn chồng chéo, dẫn đến có những “vùng trắng” không có cơ quan quản lý. Đặc biệt hệ thống tổ chức mạng lưới cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng, một năm Sở chỉ có 140 triệu đồng cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chốt kiểm định chất lượng an toàn rau quả vì thế không đủ số người đảm nhiệm, thậm chí những địa bàn trọng điểm cũng chưa tổ chức được ban thanh tra, kiểm tra đủ mạnh. Theo Sở Công thương, cơ quan này có 2 phòng chuyên môn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng chưa có tổ chuyên trách. Không những thế, việc kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan, vì kinh phí cho mảng an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít mà chi phí để tiến hành kiểm tra chất lượng lại lớn [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)