- Công nghệ, Y tế,
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chấp hành pháp luật đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng, hàng năm, Đà Nẵng mất khoảng 300 ha đất nông nghiệp, hàng ngày có hàng trăm tấn nước thải, phần lớn chưa được xử lý chảy qua các sông, kênh, mương đó làm ô nhiễm nhiều vùng đất, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng, đặc biệt là ở một số xã thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ
Hành Sơn. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nhanh nhạy của nông dân, nhiều xã trước đây chỉ trồng lúa, nay đã chuyển sang trồng rau với tốc độ phát triển cao, như ở huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn. Hiện nay có 14 xã, phường có sản xuất rau ở Đà Nẵng, trong đó 10 xã, phuờng có diện tích sản xuất rau khá tập trung và nhiều diện tích chuyên canh, còn lại 4 xã, phường sản xuất rau rải rác, không tập trung. Quy hoạch phát triển sản xuất RAT trước đây mới chỉ tập trung ở 7 xã, phường, trong đó có một số xã, phường hiện hiện nay đất sản xuất và nước tưới đó bị ô nhiễm nặng. Chính vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế, tạo động lực cho sự phát triển của sản xuất RAT trong thời gian tới.
Quy hoạch phát triển sản xuất RAT ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu chung đặt ra đối với một bản quy hoạch, cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Quy hoạch sản xuất RAT nên tập ở những nơi có điều kiện, như huyện Hòa Vang, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn. Cụ thể, nên tập trung ở 10 xã, phường có diện tích sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định trong quy hoạch chung của Thành Phố.
- Quy hoạch sản xuất RAT ở Đà Nẵng nên bố trí sản xuất hợp lý để vừa đảm bảo khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, vừa phải đảm bảo các yêu cầu đặt ra đối với sản xuất RAT. Cụ thể, huyện Hòa Vang nên tập trung vào các loại rau theo mùa vụ, như: Cà chua, su hào, bắp cải…. quận Ngũ Hành Sơn trồng chủ yếu là: cải các loại, cà chua, bắp cải… Đặc biệt, xã Hòa Khương nên phát triển mạnh mẽ các sản phẩm rau gia vị, như mùi tầu, các loại rau thơm. Huyện Hòa Vang tập trung sản xuất cà chua, cải các loại, rau muống, rau ngót, mồng tơi… Thế mạnh của vùng này là phát triển sản xuất rau muống. Quận Cẩm Lệ nên tập trung sản xuất các sản phẩm rau gia vị. Quận Ngũ Hành Sơn lấy các loại rau nguyên liệu cho chế biến làm thế mạnh, như: ngô bao tử, dưa chuột bao tử…
- Quy hoạch phát triển sản xuất RAT ở Đà Nẵng theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, trên cơ sở mở rộng các vùng sản xuất tập trung hiện có, hình thành các vùng sản xuất tập trung mới thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động nông dân dồn điền đổi thửa, từ đú tạo sự gắn kết hữu cơ và thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Quy hoạch sản xuất RAT phải tính đến khả năng phát triển liên kết, hợp tác gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức thích hợp, như HTX, Hội Nông dân, tổ hợp tác, công ty cổ phần,…
- Chính quyền phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng ở địa phương tuyên truyền, vận động nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, đồng thời giúp đỡ nông dân trong việc nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là giống, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật, tiếp cận thông tin,…
Quy hoạch vùng chuyên canh rau tập trung là nhằm xác định các vùng không bị ô nhiễm để sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm rau có chất lượng và an toàn, theo hướng: Xác định và ổn định diện tích đất không bị ô nhiễm, được chấp nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm; Nâng cao hiệu quả đầu tư về hạ tầng cơ sở (như điện, nước, giao thông...) cho các vùng sản xuất RAT; Tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa người sản xuất rau, nhà chế biến, thị trường bán buôn, các trung tâm tiêu thụ... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất và ổn định quy mô đơn vị ruộng đất có hiệu quả kinh tế; Tạo cơ sở an toàn cho đầu tư và tăng trưởng của ngành sản xuất rau. UBND thành phố đã có chủ trương đồng ý cho các quận, huyện được phép quy hoạch các vùng sản xuất RAT tập trung (mô hình) tại các xã Hòa Phước, Hòa Phong… với quy mô khoảng 60 ha. Nếu các mô hình này thành công thì hướng mở rộng ở các vùng phụ cận của mô hình để đáp ứng nhu cầu rau xanh đảm bảo chất lượng cho thành phố. Các mô hình này sẽ hoàn toàn áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP tại Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xuất phát từ tình hình đó, trong thời gian tới, công tác quy hoạch cần phải: Trước hết, rà soát củng cố các vùng đủ điều kiện sản xuất RAT đã được cấp chứng nhận và vận động sản xuất hết diện tích; Vận động chỉnh trang lại đồng ruộng, bờ vùng, bờ thửa, đường vận chuyển… Sắp xếp lại việc sản xuất theo từng nhóm cây trồng để tiện việc luân canh và bảo đảm mỹ quan cho vùng chuyên canh. Phân định vùng sản xuất chuyên canh rau và vùng luân canh rau với cây trồng khác. Thực hiện dồn điền đổi thửa để áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn.
UBND Đà Nẵng: chỉ đạo thống nhất việc phê duyệt quy hoạch và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT.
Sở NN&PTNT: Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định liên quan đến công tác quản lý đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Báo cáo, trình UBND Thành phố về Quy hoạch vùng sản xuất RAT tập trung và các Dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh RAT; Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất và kinh doanh RAT; Ban hành Quy trình sản xuất RAT phù hợp với điều kiện cụ thể của Đà Nẵng; Đào tạo, tập huấn sản xuất, sơ chế, bảo quản RAT, thông tin tuyên truyền góp phần thúc đẩy phát triển thị trường RAT; Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định các điều kiện và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Hàng năm, lập dự toán kinh phí phục vụ công tác tổ chức thực hiện “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt; Tổng kết hàng năm về tình hình triển khai, kết quả và những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, đồng thời đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các quy định khi không còn phù hợp, báo cáo kịp thời UBND Thành phố để xem xét, giải quyết.
Sở Công thương: Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT cho các cửa hàng, quầy hàng RAT; Quản lý hoạt động kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sở Y tế: Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến RAT; Quản lý chất lượng RAT tại các cơ sở chế biến, chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; đồng thời chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng trong các khâu sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT tại địa phương và cơ sở. Căn cứ phương hướng phát triển của thị trường RAT xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách hàng năm để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, sơ chế, tiêu thụ RAT trên địa bàn.