Giải pháp hoàn thiện quản lý cơ sở vật chất và hệ thống kênh phân phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 82 - 87)

- Công nghệ, Y tế,

3.2.3.Giải pháp hoàn thiện quản lý cơ sở vật chất và hệ thống kênh phân phố

phân phối

3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Các vùng sản xuất RAT là một bộ phận của kế hoạch phát triển nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Vùng sản xuất RAT nếu được quy hoạch cụ thể sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, sử dụng đất tốt hơn. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng cần tiếp tục hoàn thiện xác định những vùng đủ điều kiện sản xuất RAT để đề xuất quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất RAT tập trung. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng cần nghiên cứu đề xuất với thành phố một số chính sách tạo điều kiện cho nông dân dồn ô đổi thửa để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, việc quy hoạch được những vùng sản xuất rau tập trung rất thuận tiện cho đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ và thuận tiện cho quản lý sản xuất cũng như việc cấp giấy chứng nhận cho nông dân về sản xuất RAT. Việc quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung cho phép xác định được giống cây thích hợp cho từng loại đất, khí hậu trong vùng quy

hoạch… điều này sẽ khắc phục được phần nào tình trạng thiếu cung do tính thời vụ trong nông nghiệp.

3.2.3.2. Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối

Tiếp cận kênh phân phối hiện đại: Nghiên cứu tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhà cung cấp để cung cấp RAT cho hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố như Big C, Vinmart, Intimex, Co.op Mart, Metro... Các sản phẩm khi muốn vào phân phối ở các tập đoàn siêu thị lớn như Metro, Big C, Co.op Mart, Vinmart... phải đảm bảo được nguồn cung lớn, ổn định, đảm bảo cung cấp đúng thời gian và quan trọng là phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng của siêu thị. Về lâu dài, thành phố nên nghĩ đến việc đưa yêu cầu các tập đoàn bán sỉ và lẻ cam kết về việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với sản phẩm địa phương trước khi có quyết định cho phép kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Phân phối qua các cửa hàng, quầy hàng RAT: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng Việt Nam vẫn thường xuyên mua sắm tại các chợ truyền thống, do vậy RAT cần phải được phân phối tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố. Trước khi các tư thương tại chợ tự đứng ra kinh doanh RAT của thành phố, nhà nước cần hỗ trợ, cho phép RAT được phân phối tại các quầy thực phẩm bình ổn giá của Sở Công thương hiện nay nhiều điểm bán hàng hơn. Các hợp tác xã cũng có thể thành lập các cửa hàng RAT và các siêu thị mini tại các quận trên địa bàn thành phố. Cửa hàng, siêu thị mini có thể kết hợp bán RAT và các loại thực phẩm khác cũng như kết hợp bán RAT của các hợp tác xã khác nhau.

Chính sách hỗ trợ tài chính:

Đối với hợp tác xã RAT: Việc hỗ trợ này trước mắt nên tập trung vào một số HTX đang hoặc sẽ cam kết trồng rau quả theo phương pháp an toàn, làm thí điểm và nhân rộng các điển hình. Các nội dung hỗ trợ có thể bao gồm: Miễn giảm thuế sử dụng đất đối với đất trồng RAT theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ giống, phân bón và các đầu vào khác theo yêu cầu của nông dân., có thể xem xét quy hiện vật thành tiền để hỗ trợ. Hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất bằng các

loại máy xới, máy phun thuốc bảo vệ thực vật... Hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn ưu đãi, giảm thuế hoặc có chính sách trợ giá khi cần thiết. Trên thực tế, vẫn có rất nhiều hộ nông dân không có đất để sản xuất. Ngược lại, có nhiều hộ có đất nhưng lại không có lao động đứng ra sản xuất. Do đó, nên có chính sách cho các hộ nông dân thuê đất để sản xuất RAT. Hỗ trợ 100% chi phí để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm RAT. Hỗ trợ thành lập hợp tác xã theo Quyết định 7303/QĐ-UBND ngày 09.9.2008 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Chính sách phát triển nhân lực: Đào tạo, cho đi học tập thực tế đối với các cán bộ QLNN cũng như cán bộ nghiên cứu. Nội dung đào tạo liên quan đến phương pháp phát triển chuỗi giá trị và VietGAP. Bên cạnh các chương trình của chính phủ, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài thành phố nhằm hỗ trợ đào tạo nông dân thực hành nông nghiệp tốt (GAP); Các khóa học về việc ký kết hợp đồng bằng văn bản, nội dung cơ bản (các điều khoản và điều kiện, cơ sở pháp lý), giải quyết sự cố khi thực hiện hợp đồng. Có thể tập huấn cho các xã viên đại diện của mỗi HTX rau.Sau đó những xã viên này phụ trách truyền đạt lại cho các xã viên/hộ nông dân khác thuộc HTX mình. Đào tạo nông dân, người mua gom, thương lái về các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản RAT. Người thu gom được tư vấn hỗ trợ để thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh RAT, được hỗ trợ trong xây dựng kế hoạch kinh doanh và xây dựng cơ chế quản lý công ty.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến rau: Đà Nẵng cần hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở chế biến rau quy mô nhỏ và vừa ở các vùng rau trên địa bàn.Tổ chức quy hoạch các nhà máy chế biến rau gắn với các vùng sản xuất rau nguyên liệu. Đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các nhà máy phục vụ cho chế biến rau. Hỗ trợ xây dựng kho mát, đầu tư thiết bị sơ chế, đóng gói tại các điểm thu hoạch rau. Nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu bao bì đóng gói sạch. In mã vạch trên sản phẩm cho phép truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.Nghiên cứu các biện pháp cơ giới, vật lý, hóa học trong bảo quản rau đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực

phẩm. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các nhà thu gom mua xe tải nhỏ có hệ thống bảo quản mát.

Tăng cường liên kết trong sản xuất chế biến rau: Để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đòi hỏi khi phát triển quan hệ liên kết, các thành viên tham gia phải phân tích đầy đủ các công việc phải thực hiện, từ đó mới chủ động phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Nội dung các hợp đồng liên kết phải được xây dựng khoa học, đảm bảo xác định trách nhiệm và quyền lợi hợp lý giữa các bên. Cần xây dựng lòng tin giữa các tác nhân của chuỗi bằng quan hệ chân thành và dân chủ. Thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các thành viên về tất cả những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý chuỗi. Xây dựng cơ chế kiểm soát hoạt động của chuỗi để giải quyết những xung đột có thể xảy ra.

Phát huy vai trò của các hợp tác xã (HTX) RAT:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người trồng rau trong việc tuân thủ các quy trình, điều kiện đặt ra đối với sản xuất RAT.Sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh ở các xã, phường cho công tác tuyên truyền. Tiến hành các nghiên cứu có sự tham gia của người sản xuất để đánh giá tác hại của việc sản xuất không theo quy trình kỹ thuật và sử dụng kết quả nghiên cứu này để tuyên truyền. Tổ chức các buổi toạ đàm giữa đại diện người sản xuất và người tiêu dùng trên truyền hình, đài phát thanh để người sản xuất hiểu rõ yêu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, đồng thời người tiêu dùng cũng hiểu hơn về người sản xuất.

Thứ hai, lựa chọn nội dung và hình thức chuyển giao TBKT phù hợp. Cần tập chung hoàn thiện và áp dụng hình thức chuyển giao thông qua “lớp huấn luyện nông dân” dựa trên nguyên tắc IPM. Sau nhiều năm áp dụng, hình thức này cho thấy rất phù hợp với nông dân và chứng minh được tính hiệu quả của nó, vì đó gắn lý thuyết với thực hành, phát huy được tính chủ động,

sáng tạo của nông dân. Tuy nhiên, cần phải đào tạo được một đội ngũ giáo viên giỏi về kiến thức và phương pháp, đồng thời biên soạn và thiết kế giáo trình cho nhiều loại cây rau khác nhau, thay vì mới chỉ có trên ba loại rau như hiện nay.

Thứ ba, khuyến khích nông dân tự tìm hiểu, khám phá kiến thức khoa học kỹ thuật.Thành lập các nhóm, câu lạc bộ nông dân đồng sở thích nghiên cứu khoa học.Sử dụng các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và hỗ trợ họ tự thiết kế và triển khai các thí nghiệm ngay trên đồng ruộng của mình. Bên cạnh đó, giúp họ tiếp xúc và trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật thuộc các Viện, Trường, Trung tâm, Trạm, Trại; tham gia các hội nghị, hội thảo, triển lãm có liên quan đến sản xuất RAT.

Thứ tư, ngoài nâng cao trình độ kỹ thuật, cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và marketing sản phẩm cho người sản xuất. Trong xu thế ngày nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, người sản xuất đơn lẻ khó có thể đứng vững trên thị trường, họ cần phải liên kết, hợp tác với nhau tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh. Tuy nhiên, với người nông dân, trình độ tổ chức, quản lý và marketing sản phẩm rất hạn chế.Bởi vậy, cần phải nhanh chóng giúp họ khắc phục hạn chế này.

Giải pháp về chính sách truyền thông đối với sản phẩm RAT: Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trường do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm. Hội khuyến nông thành phố Đà Nẵng nên phối hợp với đài phát thanh- truyền hình Đà Nẵng, mỗi ngày có một chương trình chuyên nói về RAT (cung cấp địa chỉ sản xuất và cung ứng RAT tin cậy, uy tín, tư vấn cách chọn mua RAT…). Thời gian của mỗi ngày phát sóng chỉ cần 5 – 10 phút là đủ. Nội dung của mỗi chương trình được nói đến dưới dạng một tiểu phẩm gần gũi như trong cuộc sống thực hàng ngày của chúng ta. Như vậy, người tiêu dùng sẽ nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Xây dựng website giới thiệu và cung cấp thông tin về RAT Đà Nẵng: Sở Công thương Đà Nẵng đã lên kế hoạch, thiết kế, xây dựng website quảng bá RAT chung cho thành phố, các quận, huyện, trong đó có phân chia khu vực riêng của từng vùng, từng hợp tác xã RAT, tạo thế cạnh trạnh, thi đua sản xuất giữa các đơn vị. Quảng bá RAT thành phố Đà Nẵng; Thu nhận thông tin phản hồi của khách hàng; Thông tin quan trọng về công dụng của rau, các món ăn có thể thực hiện và cách thức bảo quản, chế biến rau... Thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu để khách hàng có thể căn cứ vào mã vạch trên bao bì sản phẩm, tra cứu một gói sản phẩm bất kỳ về HTX, nơi trồng, thời gian thu hoạch…

Xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu RAT Đà Nẵng: Để giải quyết vấn đề thông tin đối với RAT, người sản xuất cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, tiến tới cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm, kết hợp với tổ chức giới thiệu rộng rãi các sản phẩm sạch để người tiêu dùng biết rõ về xuất xứ nguồn gốc. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm bắt đầu bằng nhãn hiệu, mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thường.Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu là khá tốn kém và đòi hỏi đầu tư lớn mà bản thân mỗi hợp tác xã khó có nguồn lực để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 82 - 87)