- Công nghệ, Y tế,
3.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng
- Phối hợp với các tỉnh bạn nhằm sản xuất, cung ứng và quản lý chất lượng RAT từ các tỉnh cung cấp cho Đà Nẵng.
3.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bànĐà Nẵng Đà Nẵng
Uỷ ban nhân thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề án mang tên “Sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2016 - 2020” đến năm 2020, thành phố sẽ có khoảng 1.500 - 2.000 ha RAT được đầu tư về cơ sở hạ tầng, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân trong quá trình sản xuất. Tổng số vốn đầu tư cho đề án này dự kiến lên đến hơn 400 tỷ đồng. Các vùng sản xuất RAT tập trung, ưu tiên các vùng ven sông Hàn, sông Ba Ran, sông Cu Đê và sông Yên; trong đó, thành phố sẽ lựa chọn những vùng có quy mô lớn, thuộc huyện như Hòa Vang nhằm đầu tư khép kín tạo thành các vùng RAT trọng điểm. Dự kiến, đến năm 2025, diện tích sản xuất RAT của Đà Nẵng sẽ đạt 2.500 ha, trong đó các vùng sản xuất rau tập trung là 31 vùng với tổng diện tích 1.250 ha; các vùng sản xuất rau phân tán do nông dân trồng tự phát khoảng 190 vùng, tổng diện tích 1.250ha. Đà Nẵng cũng sẽ tập trung hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung phù hợp với định hướng quy hoạch, đồng thời ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vùng sản xuất RAT tập trung theo Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2016 - 2020 đã được UBND TP phê duyệt.
3.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng Đà Nẵng
Đề án “Lưu thông, tiêu thụ RAT, thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, do Sở Công Thương đệ trình và đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt. Đề án này đã đặt ra
tiêu chí RAT cũng như các thực phẩm sạch khác cung ứng cho các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể... phải đảm bảo 100% các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ vậy, các cửa hàng, các điểm bán RAT, thực phẩm sạch sẽ được tổ chức, sắp xếp thành mạng lưới một cách có hệ thống, hợp lý và rộng khắp địa bàn Thủ đô, ngoài tiêu chí về văn minh thương mại.
Để củng cố niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng RAT, trong thời gian tới Chi cục Bảo vệ thực vật Đà Nẵng cần tăng cường phối hợp với các ngành thương mại, y tế để quản lý chặt chẽ RAT từ sản xuất đến tiêu thụ ở các khâu thủ tục, nguồn gốc, chất lượng, nâng cao năng lực, tăng cường công tác thanh kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, đặc biệt tại các vùng RAT. Tổ chức các đội thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng rau tại các cửa hàng kinh doanh RAT và việc đăng ký kinh doanh RAT.
Một trong những điểm yếu nhất của thị trường RAT hiện nay là khâu tiêu thụ. RAT sản xuất ra còn khó tìm nơi tiêu thụ hơn cả rau đại trà. Vấn đề đặt ra là phải có hệ thống cửa hàng kinh doanh RAT thống nhất trên toàn địa bàn vừa đảm bảo đầu ra cho người sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để khắc phục điều này, Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Đà Nẵng có định hướng là thực hiện quy hoạch các chợ đầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính. Tùy theo quy mô khu dân cư, Đà Nẵng bố trí từ 1- 3 cửa hàng bán RAT ở mỗi khu. Tổng số cửa hàng kinh doanh RAT sẽ được hỗ trợ lên đến 52 cửa hàng.