Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 26 - 27)

Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

RRTD từ các khoản cấp tín dụng phát sinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả gốc và lãi của Ngân hàng. Ngân hàng sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính khi không thu hồi được vốn và lãi của khoản vay. Trong trường hợp khách hàng tất toán được toàn bộ gốc và lãi vay cộng với phần lãi phạt do quá hạn thì cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Ngân hàng, do Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro và mất đi những có hội đầu tư vào các dự án/phương án khả thi khác.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng

Nguồn vốn từ các khoản cấp tín dụng của ngân hàng chủ yếu được huy động từ các chủ thể trong nên kinh tế có nguồn vốn dư thừa. Chính vì vậy, RRTD sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi, khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu RRTD quá cao có thể làm ngân hàng mất tính thanh khoản tạm thời hoặc phá sản.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng là một tiêu chí để đanh giá hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hay không. Khi Ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụngsẽ làm giảm uy tín và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của của ngân hàng. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm khi khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn, làm giảm quy mô hoạt động của Ngân hàng. NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng đối tác,nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng khi cần thiết.

Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến nguy cơ phá sản Ngân hàng

Ngân hàng gặp RRTD có thể làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với những 14

người gửi tiền. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một ngân hàng khác. Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền về dẫn đến sự mất thanh khoản và trầm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản của ngân hàng.

Hậu quả của sự phá sản ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các ngân hàng đối tác. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Chính điều này gây ta những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những bài học thấm thía có nguồn gốc từ những RRTD của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)