Kiểm soát RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 58)

Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, tại bước kiểm soát RRTD được chia tiếp làm ba bước: kiểm soát RRTD ; giám sát RRTD và báo cáo RRTD

Cấp độ danh mục :

- Bước 1: Kiểm soát RRTD

 OceanBank thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro như là một phương thức chủ động trong việc quản lý DMTD.

 Trong trường hợp rủi ro của DMTD vượt quá mức độ chấp nhận rủi ro của OceanBank hoặc OceanBank muốn thay đổi cấu trúc DMTD hiện tại, OceanBank có thể cân nhắc việc thực hiện chuyển rủi ro thông qua bán nợ, chứng khoán hóa, phái sinh tín dụng,… Việc sử dụng những công cụ chuyển rủi ro phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Giám sát RRTD

 Giám sát DMTD: OceanBank thực hiện giám sát DMTD toàn hệ thống và/hoặc từng phân khúc khách hàng nhằm kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó. Các nội dung giám sát DMTD bao gồm nhưng không giới hạn: Giám sát diễn biễn tăng trưởng DMTD; giám sát chất lượng DMTD; giám sát cơ cấu và mức độ tập trung DMTD; giám sát các hạn mức rủi ro và cảnh báo sớm các hạn mức có thể bị vi phạm; giám sát các Chi nhánh nợ xấu cao, chuyển biến tiêu cực, tiềm ẩn rủi ro; đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro DMTD.

thông qua kiểm soát tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và cơ cấu TSBĐ trong hệ thống OceanBank, phát hiện rủi ro trong việc nhận/quản lý/giám sát TSBĐ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hệ thông OceanBank.

- Bước 3: Báo cáo RRTD

 OceanBank duy trì và cập nhập kho dữ liệu thông tin tín dụng trên hệ thống, là cơ sở để khai thác, phân tích dữ liệu, lập báo cáo phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý và yêu cầu nội bộ của OceanBank.

 Trên cơ sở giám sát DMTD và danh mục TSBĐ, Khối QTRR thực hiện các

báo cáo để kịp thời cảnh báo tới các cấp có thẩm quyền khi có biến động DMTD bất thường và/hoặc các hạn mức rủi ro gần chạm tới các giới hạn đã thiết lập.

Căn cứ vào Bảng cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 06, tr 96], ta có thể thấy sự biến động lớn trong việc thay đổi danh mục tín dụng của ngân hàng, nếu như năm 2013 và 2014, cơ cấu tỉ trọng tín dụng của Oceanbank tập trung ở ngành Bất động sản và xây dựng, trong khi thị trường bất động sản từ năm 2012-2014 bị đóng băng dẫn đến Oceanbank bị mất thanh khoản năm 2015. Theo đó, từ năm 2015, ngân hàng đã thay đổi cơ cấu danh mục tín dụng tập trung nhiều vào thị trường bán lẻ là tập trung cho vay các hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình, do đó mà tỉ lệ nợ nhóm 1 tăng một cách đáng kể (cụ thể năm 2018 tăng 6,59% so với năm 2015).

Cấp độ khách hàng

- Bước 1: Kiểm soát RRTD

 OceanBank thực hiện kiểm soát rủi ro khách hàng/khoản tín dụng thông qua việc thẩm định, đánh giá và phê duyệt/ quyết định các khoản tín dụng mới cũng như thay đổi, gia hạn và tái tục các khoản tín dụng hiện tại. Kết quả thẩm định được thể hiện trong báo cáo thẩm định hoặc tờ trình đề xuất cấp tín dụng.

 Với vai trò lớp phòng vệ thứ nhất trong hoạt động QTRRTD, đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về tính xác thực, đầy đủ về hồ sơ đề xuất cấp tín dụng trước khi trình phê duyệt.

 Sau khi cấp tín dụng, các đơn vị kinh doanh phải tiếp tục định kỳ đánh giá lại khách hàng để nhận diện RRTD phát sinh, đảm bảo giới hạn tín dụng/ khoản tín

dụng đã cấp vẫn phù hợp với chính sách tín dụng của OceanBank. Việc đánh giá lại 46

phải được tiến hành trên cơ sở thẩm định đầy đủ thông tin cập nhập về tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng.

 Tần suất và nội dung đánh giá lại khách hàng phải được quy định phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng/ sản phẩm.

- Bước 2: Giám sát RRTD

 OceanBank thực hiện giám sát liên tục khách hàng/khoản tín dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc có sự gia tăng mức độ rủi ro để có biện pháp ứng xử kịp thời.

 Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát khách hàng, phát hiện sớm và báo cáo các khoản nợ có vấn đề dựa trên các tiêu trí về tình trạng tín dụng, đặc biệt là các tiêu chí định lượng. Khi phát hiện những dấu hiệu bất

thường ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, đơn vị kinh doanh cần đưa ra các biện pháp ứng xử kịp thời nhằm phòng ngừa và giảm thiểu RRTD.

 Các tiêu chí giám sát khoản tín dụng bao gồm nhưng không giới hạn: Tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng; tình hình sử dụng vốn vay; lịch sử quan hệ tín dụng; tình hình tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng; TSBĐ; khách hàng và người có liên quan.

- Bước 3: Báo cáo RRTD

Trong quá trình cấp và quản lý tín dụng, đơn vị kinh doanh lập báo cáo theo yêu cầu (nếu có) liên quan đến khách hàng, khách hàng và người có liên quan để phục vụ quá trình QTRRTD của OceanBank.

Chúng ta có thể thấy từ năm 2016 trở đi, nhóm nợ xấu của Oceanbank giảm đáng kể, cụ thể năm 2018 đã giảm 6,55% so với năm 2015, điều này cho thấy, ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn trong quy trình QTRRTD trước và sau cho vay. Tuy nhiên căn cứ vào phụ lục 02 có thể thấy, độ tuổi trung bình của CBTD dưới 30 chiếm 60% và độ tuổi trung bình của CBTĐ dưới 30 chiếm 62%. Vì vậy, nên có thể thấy các cán bộ tín dụng và thẩm định có tuổi khá trẻ nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá khách hàng cũng như nhận biết được rủi ro tiềm ẩn do khách hàng mang lại. Ngoài ra, ngoài nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tín dụng, các cán bộ tín dụng còn chịu các chỉ tiêu kinh doanh khác như: huy động vốn, phí dịch vụ… nên đôi khi không chuyên tâm giám sát khách hàng trong quá trình sau giải

ngân.

2.4.2. Mô hình QTRRTD tại OceanBank

Vòng kiểm soát Vòng kiểm soát thứ hai Vòng kiểm soát

thứ nhất thứ ba Phòng Phòng Khối K. Thẩm K. Tuân tín VHTD QTRR định thủ dụng trực Phòng kiểm toán KHCN thuộc Phòng nội bộ & Phòng Khối thẩm định KHDN kiểm tại các Thẩm Phòng KHCN soát ĐVCT định QTRR nội bộ D TD Phòng thẩm định KHDN

Nguồn: Mô hìnhQTRRTD tại OceanBank

Hình 2.1: Mô hình QTRRTD tại OceanBank hiện nay

Sự thay đổi lớn nhất trong mô hình QTRRTD kể từ khi cơ cấu lạiOceanBank là chuyển Phòng HTKD tại chi nhánh thành phòng VHTD. Phòng VHTD tuy vẫn làm việc tại các Đơn vị kinh doanh nhưng không chịu sự quản lý của Đơn vị kinh đó mà trực thuộc Khối thẩm định, ngoài ra phòng tín dụng tại các ĐVCTD cũng được phân thành hai bộ phận là bộ phận kinh doanh và bộ phận thẩm định. Như vậy, OceanBank đã tăng cường kiểm soát RRTD ngay từ vòng đầu tiên khi mà có hai đơn vị độc lập tham gia QTRRTD. Với sự thay đổi này, OceanBank đã khắc phục và giải quyết các vấn đề sau: (1) Khách hàng phối hợp với Đơn vị kinh doanh làm giả hồ sơ hay báo cáo sai sự thật để được cấp tín dụng gây RRTD cho ngân hàng; (2) Đơn vị cấp tín dụng đánh giá khách hàng không chính xác (đánh giá tốt lên hoặc thay đổi tình trạng thực tế của khách hàng) để có đủ thẩm quyền tự phê duyệt cấp tín dụng mà không cần trình lên hội sở; (3) Trưởng Đơn vị kinh doanh chỉ đạo nhân viên trong để cấp tín dụng cho khách hàng khi khách hàng chưa thỏa mãn điều kiện cấp tín dụng của OceanBank và pháp luật như chưa hoàn thiện hồ sơ, vẽ nguồn thu cho khách hàng khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Ngoài ra, OceanBank đã có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các bộ phận trong bộ máy QTRRTD. Cụ thể như sau:

Đơn vị kinh doanh:

- Thực hiện QTRRTD theo chiến lược QTRRTD, khung QTRRTD và các chính sách, quy định, quy trình, chỉ đạo trong công tác QTRRTD đã được Ban điều hành phê duyệt.

- Xây dựng, phát triển các thị trường mục tiêu, phát triển khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhưng phải đảm bảo QTRRTD theo khẩu vị rủi ro của OceanBank trong từng thời kỳ.

- Chủ động nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát, giám sát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi có các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thực hiện các báo cáo QTRRTD theo quy định.

Khối thẩm định tín dụng:

- Thực hiện chức năng thẩm định/đánh giá rủi ro độc lập đối với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng.

- Thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng trong phạm vi thẩm quyền hoặc làm đầu mối trình cấp thẩm quyền cao hơn đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

- Thực hiện nghiệp vụ vận hành tín dụng.

Khối QTRR:

- Xây dựng cơ chế, chính sách tín dụng.

- Xây dựng và quản lý công cụ đo lường RRTD: Xây dựng và duy trì hệ thống đo lường RRTD, xếp hạng tín dụng khách hàng và đảm bảo hệ thống này thường xuyên được cập nhập, nâng cấp kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế và mục tiêu của ngân hàng.

- Quản lý danh mục đầu tư và quy trình QTRRTD.

Khối Tuân thủ:

- Tham mưu, giúp việc cho Ban điều hành các vấn đề pháp lý trong việc quản lý điều hành hoạt động tín dụng của Ngân hàng, trên cơ sở đúng các quy định của pháp luật và của OceanBank, hạn chế rủi ro pháp lý.

- Thẩm định kiểm tra về mặt pháp lý các văn bản, hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến hoạt động tín dụng của OceanBank do các đơn vị nghiệp vụ của ngân

hàng xây dựng trước khi ban hành.

- Thẩm định về mặt pháp lý các hợp đồng, thỏa thuận do các chi nhánh, đơn vị yêu cầu theo quy định của OceanBank.

- Tổ chức thực hiện công tác giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp việc tuân thủ quy định của pháp luật, của OceanBank nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và kiến nghị xử lý các tồn tại, sai phạm trong hoạt động tín dụng tại các đơn vị trên toàn hệ thống.

- Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị rà soát, đánh giá đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tín dụng, hệ thống QTRRTD và hệ thống kiểm soát nội bộ của OceanBank.

- Cung cấp các kiến nghị nhằm cải tiến hoạt động tín dụng của OceanBank, đề xuất các biện pháp phòng ngừa vi phạm, rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng.

- Theo dõi và đánh giá các đơn vị liên quan trong việc thực hiện kiến nghị của Kiểm soát nội bộ và của các đơn vị khác (cơ quan thanh tra, kiểm toán độ lập, kiểm toán nội bộ,…) khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Báo cáo lên Ban điều hành kết quả thực hiện khắc phụ chỉnh sửa của các đơn vị đối với kiến nghị của Kiểm soát nội bộ.

Kiểm toán nội bộ:

- Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác QTRRTD tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến QTRRTD.

- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán các hoạt động QTRRTD đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của OceanBank.

- Chủ động nhận diện RRTD trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất các biện pháp/ ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa/ giảm thiểu rủi ro trong công tác QTRRTD.

- Đánh giá độ tin cậy và chất lượng dữ liệu của OceanBank.

- Cung cấp các kiến nghị nhằm cải tiến hoạt động tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống QTRRTD và thông tin báo cáo tín dụng của OceanBank.

- Việc xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận tham gia trong công tác QTRRTD sẽ giúp cho các bộ phận chủ động hơn trong công tác QTRRTD và có thể phân tách trách nhiệm của từng bộ phận khi có phát sinh RRTD.

2.4.3 Đánh giá thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank

2.4.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động QTRRTD tại OceanBank

Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng các nhóm nợ và tỷ lệ nợ xấu:

Từ bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn 2013 - 2018 [phụ lục 08, tr 99], ta thấy tỷ lệ nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ xấu của OceanBank trước và sau khi thực hiện cơ cấu lại như sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ xấu của OceanBank giai đoạn 2013- 2018

Trước khi thực hiện cơ cấu Sau khi thực hiện cơ cấu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2018

Nợ nhóm 1 92,87% 41,74% 17,65% 32,42%

Nợ có vấn đề 7,13% 58,26% 82,35% 67,58%

Nợ xấu 4,04% 54,21% 79,76% 64,70%

Nguồn: OceanBank, Tác giả tự tổng hợp

Năm 2015 có tỷ lệ nợ có vấn đề và nợ xấu tăng vọt so với thời điểm trước khi thực hiện tái cơ cấu là do các khoản nợ nhóm 1 giảm mạnh (gần 9.000 tỷ đồng trên tổng dư nợ là 29.527 tỷ đồng). Sau ba năm thực hiện tái cơ cấu, năm 2018, OceanBank đã tăng trưởng nợ nhóm 1 và giảm mạnh nợ có vấn đề và nợ xấu.

Chỉ tiêu phản ánh trích lập dự phòng RRTD

Từ bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ từ giai đoạn năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 08, tr 99], ta có tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD từ năm 2013 đến năm 2018

Tỷ lệ trích lập Trước khi thực hiện cơ cấu Sau khi thực hiện cơ cấu

dự phòng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2018

RRTD 3,73% 52,32% 75,77% 64,37%

Nguồn: Báo cáo tài chính của OceanBank

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD năm 2015 tăng cao so với năm 2014 được giải thích giống như tỷ lệ nợ xấu, khi mà các khoản nợ nhóm 1 giảm mạnh và các khoản

nợ xấu không thu hồi được nhiều tương ứng khiến cho tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD năm 2015 tăng mạnh. Năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 64,37%, tuy nhiên vẫn cao hơn rất nhiều so với năm 2015.

Chỉ tiêu tỷ lệ xử lý RRTD

Từ bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ giai đoạn 2013 -2018 [phụ lục 08, tr 99], ta thấy OceanBank chưa xử lý và bù đắp khoản nợ xấu nào thông qua quỹ dự phòng RRTD.

Từ các chỉ tiêu đánh giá hoạt động QTRRTD trên có thể thấy, sau khi thay đổi cơ cấu và áp dụng quy trình QTRRTD mới, OceanBank đã có những thay đổi tích cực trong QTRRTD. Tuy nhiên, các chỉ số trên đều vượt lên rất nhiều so với ngưỡng an toàn trong hoạt động RRTD tại NHTM. Do đó, OceanBank vẫn cần tập trung xử lý RRTD và sửa đổi, bổ sung quy trình QTRRTD để phù hợp với những thay đổi của thị trường.

Đánh giá quy trình QTRRTD qua việc khảo sát cán bộ nhân viên tại

OceanBank:

Tác giả đã thực hiện khảo sát các cán bộ, nhân viên (50 người) có liên quan trực tiếp tới hoạt động QTRRTD tại OceanBank để đánh giá các RRTD mà OceanBank thường gặp, cũng như thực trạng công tác QTRRTD tại OceanBank (xem [Phụ lục 2, tr 87]). Khảo sát cho thấy:

- RRTD phát sinh phần lớn là sau khi giải ngân cho khách hàng (84%)

- Việc đánh giá nguồn tiền trả nợ của khách hàng là việc quan trọng nhất trong công tác thẩm định khách hàng (4,62 điểm)

- Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) của OceanBank đang dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 58)