Như đã phân tích ở phần thực trạng. OceanBank tập trung cấp tín dụng chủ yếu cho các công ty, tập đoàn lớn để đầu tư vào các dự án bất động sản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản luôn thay đổi như hiện nay, việc quản lý và theo dõi TSBĐ thường xuyên giúp OceanBank có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, khả năng khả mại nếu cần phải bán tài sản để trả nợ cho Ngân hàng và đưa ra mức trích lập dự phòng đúng theo quy định pháp luật đối với các khoản nợ có vấn đề.
Theo đó, đối với TSBĐ là bất động sản, tần suất thường xuyên kiểm tra đánh 76
giá lại TSBĐ tối đa là 1 năm/1 lần, các ĐVCTD có thể tiến hành kiểm tra đánh giá lại TSBĐ đột xuất khi có những thông tin như: Khách hàng quá hạn, khách hàng làm ăn thua lỗ, TSBĐ bị quy hoạch hay hư hại,…. Đối với TSBĐ là động sản như máy móc thiết bị, ô tô thì tần suất thường xuyên kiểm tra đánh giá lại TSBĐ tối đa là 6 tháng/1 lần, các ĐVCTD có thể tiến hành kiểm tra đánh giá lại TSBĐ đột xuất khi có những thông tin như: Cháy, nổ, hỏa hoạn, tai nạn,… và kiểm tra bảo hiểm TSBĐ xem có đúng quy định của OceanBank hay không, đã hết hạn chưa,…Đối với TSBĐ là hàng hóa thì tần suất tối đa là 1 tháng/1 lần tùy theo khả năng bảo quản và luẩn chuyển hàng hóa của khác hàng, TSBĐ là cổ phiếu chưa lên sàn thì 1 tháng/1 lần và kiểm tra báo cáo tài chính của công ty đó là 3 tháng/1 lần, TSBĐ là cổ phiếu đã lên sàn thì theo dõi giá trị hàng ngày và định giá 1 tháng/1 lần dựa trên trung bình của 10 đến 20 phiên giao dịch gần nhất.
Công tác tái định giá TSĐB giúp ngân hàng kịp thời thông báo cho khách hàng bổ sung TSBĐ khi giá trị tài sản xụt giảm dưới mức yêu cầu của OceanBank và đánh giá được khả năng xử lý RRTD khi không còn biện pháp xử lý thu hồi nợ nào khác.