Đánh giá thực trạng hoạt động QTRRTD tại OceanBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 64 - 66)

Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng các nhóm nợ và tỷ lệ nợ xấu:

Từ bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn 2013 - 2018 [phụ lục 08, tr 99], ta thấy tỷ lệ nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ xấu của OceanBank trước và sau khi thực hiện cơ cấu lại như sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ xấu của OceanBank giai đoạn 2013- 2018

Trước khi thực hiện cơ cấu Sau khi thực hiện cơ cấu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2018

Nợ nhóm 1 92,87% 41,74% 17,65% 32,42%

Nợ có vấn đề 7,13% 58,26% 82,35% 67,58%

Nợ xấu 4,04% 54,21% 79,76% 64,70%

Nguồn: OceanBank, Tác giả tự tổng hợp

Năm 2015 có tỷ lệ nợ có vấn đề và nợ xấu tăng vọt so với thời điểm trước khi thực hiện tái cơ cấu là do các khoản nợ nhóm 1 giảm mạnh (gần 9.000 tỷ đồng trên tổng dư nợ là 29.527 tỷ đồng). Sau ba năm thực hiện tái cơ cấu, năm 2018, OceanBank đã tăng trưởng nợ nhóm 1 và giảm mạnh nợ có vấn đề và nợ xấu.

Chỉ tiêu phản ánh trích lập dự phòng RRTD

Từ bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ từ giai đoạn năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 08, tr 99], ta có tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD từ năm 2013 đến năm 2018

Tỷ lệ trích lập Trước khi thực hiện cơ cấu Sau khi thực hiện cơ cấu

dự phòng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2018

RRTD 3,73% 52,32% 75,77% 64,37%

Nguồn: Báo cáo tài chính của OceanBank

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD năm 2015 tăng cao so với năm 2014 được giải thích giống như tỷ lệ nợ xấu, khi mà các khoản nợ nhóm 1 giảm mạnh và các khoản

nợ xấu không thu hồi được nhiều tương ứng khiến cho tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD năm 2015 tăng mạnh. Năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 64,37%, tuy nhiên vẫn cao hơn rất nhiều so với năm 2015.

Chỉ tiêu tỷ lệ xử lý RRTD

Từ bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ giai đoạn 2013 -2018 [phụ lục 08, tr 99], ta thấy OceanBank chưa xử lý và bù đắp khoản nợ xấu nào thông qua quỹ dự phòng RRTD.

Từ các chỉ tiêu đánh giá hoạt động QTRRTD trên có thể thấy, sau khi thay đổi cơ cấu và áp dụng quy trình QTRRTD mới, OceanBank đã có những thay đổi tích cực trong QTRRTD. Tuy nhiên, các chỉ số trên đều vượt lên rất nhiều so với ngưỡng an toàn trong hoạt động RRTD tại NHTM. Do đó, OceanBank vẫn cần tập trung xử lý RRTD và sửa đổi, bổ sung quy trình QTRRTD để phù hợp với những thay đổi của thị trường.

Đánh giá quy trình QTRRTD qua việc khảo sát cán bộ nhân viên tại

OceanBank:

Tác giả đã thực hiện khảo sát các cán bộ, nhân viên (50 người) có liên quan trực tiếp tới hoạt động QTRRTD tại OceanBank để đánh giá các RRTD mà OceanBank thường gặp, cũng như thực trạng công tác QTRRTD tại OceanBank (xem [Phụ lục 2, tr 87]). Khảo sát cho thấy:

- RRTD phát sinh phần lớn là sau khi giải ngân cho khách hàng (84%)

- Việc đánh giá nguồn tiền trả nợ của khách hàng là việc quan trọng nhất trong công tác thẩm định khách hàng (4,62 điểm)

- Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) của OceanBank đang dần hoàn thiện. Mặc dù OceanBank đã học hỏi kinh nghiệm của VietinBank rất nhiều nhưng Hệ thống XHTDNB vẫn cần phải sửa đổi và bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế để đánh giá khách hàng chính xác hơn.

- Phòng Kiểm toán nội bộ được đánh giá là phòng hoạt động QTRRTD tốt nhất trong hệ thống OceanBank (3,38 điểm), tuy nhiên, Đơn vị này cũng chỉ được đánh giá trên mức trung bình không nhiều, điều này chứng tỏ hoạt động QTRRTD tại OceanBank chưa thực sự hiệu quả.

Trong các ý kiến đề xuất cho OceanBank về việc hoàn thiện công tác QTRRTD thì các cán bộ nhân viên phần lớn đồng tình với đề xuất “Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và xác thực của hồ sơ cấp tín dụng, không thực hiện giải ngân khi hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định”, điều này có thể thấy RRTD tại OceanBank trong thời gian qua xuất phát từ một nguyên nhân rất quan trọng là các đơn vị cấp tín dụng đã thực hiện cấp tín dụng khi hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ và các dự án cho vay dưới chuẩn (chưa hoàn thiện tính pháp lý để thực hiện dự án, hồ sơ giả mạo, …).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 64 - 66)