OceanBank
a. Những hạn chế trong quy trìnhQTRRTD tại OceanBank
Mặc dù đã đạt được những kết quả tốt hơn kể từ khi OceanBank thay đổi mô hình hoạt động, nhưng quy trìnhQTRRTD tại OceanBank vẫn bộc lộ các hạn chế chưa thể giải quyết được, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy trình QTRRTD còn nhiều bất cập, thường xuyên sửa đổi bổ sung và chưa hoàn chỉnh.
Thứhai, nội dung trong quy trình QTRRTD chưa rõ ràng, nhiều bước trong quy trình sao chép máy móc từ các ngân hàng khác và không có nhướngcụthể.dẫ
Thứ ba, quy trình QTRRTDkhông phù hợp với tình hình nhân sự hiện tại
Thứ tư,phân công nhiệm vụ của các đơn vị tham gia vào quy trình QTRRTDchồng chéo và khôngthống nhất về định hướng cấp tín. dụng
b. Nguyên nhân hạn chế trong quy trình QTRRTD tại OceanBank
Các nguyên nhân chủ quan
- Với nỗ lực hoàn thiện quy trình QTRRTD và quy trình cấp tín dụng, OceanBank đã thay thế quy trình cấp tín dụng cũ bằng quy trình mới dựa trên quy trình của VietinBank. Tuy nhiên, việc áp dụng vào bộ máy OceanBank một quy trình hoàn toàn mới trong thời gian ngắn sẽ chưa phát huy được hiệu quả và chưa phù hợp với tình hình thực tế tại OceanBank nên thường xuyên phải sửa đổi bổ sung.
- Xây dựng danh mục đầu tư tín dụng chưa hợp lý. OceanBank chưa xây dựng được danh mục đầu tư tín dụng hợp lý đối với nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng bán lẻ do chưa có định hướng phát triển tín dụng rõ ràng trong thời gian từ sau khi cơ cấu ngân hàng.
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ. Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ thường xuyên kiểm tra hoạt động cấp tín dụng tại các ĐVCTD. Tuy nhiên, các bộ phận trên chưa thực nghiêm chỉnh chức năng nhiệm vụ của mình, còn tình trạng châm trước và bỏ qua các lỗi như thiếu hồ sơ hay khách hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo phê duyệt.
- Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay tại các ĐVCTD còn 55
kém. Khả năng thẩm định tín dụng của ĐVCTD còn nhiều hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng. Việc thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án cấp tín dụng phần lớn dựa trên giấy tờ, vẫn còn hạn chế các công tác điều tra thực tế thị trường. Ngoài ra, do yếu tố cạnh tranh nên đôi khi ĐVCTD quyết định cấp tín dụng vội vàng, chưa qua thẩm định kỹ lưỡng. Hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cho vay vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chưa kịp thời phát hiện ra những vấn đề trong sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Nhiều bước trong quytrình QTRRTD không có phòng, ban hoặc nhân sự nào đảm nhiệm. Cụ thể trong hoạt động đo lường RRTD: Theo quy trình QTRRTD tại OceanBank, phòng QTRRTD sẽ thực hiện công tác đo lường, dự báo và báo cáo RRTD lên Ban điều hành. Tuy nhiên, theo phân công nhiệm vụ phòng QTRRTD
mới dừng lại ở hoạt động QTRRTD theo danh mục và báo cáo lên Ban điều hành hàng kỳ hiện trạng tín dụng tại các ĐVCTD. Phòng QTRRTD chưa có những phân tích, dự báo hiện trạng các ngành nghề kinh doanh trong DMTD của OceanBank và chưa có những cảnh báo RRTD sớm để các ĐVCTD có thể hạn chế RRTD phát sinh tại đơn vị.
- Việc tổ chức bộ máy hoạt động của OceanBank vẫn không có gì thay đổi s với thời kỳ trước cơ cấu, do đó có nhiều phòng ban mcùnggia vàotha một bước
trong quy trình QTRRTD của OceanBank dẫn tới việc chồng chéo. Nhất là đối với Khối Khách hàng bán lẻ và Khách hàng doanh nghiệp khi cùng kiểm soát ngà dọc trong bước kiểm soát rủi ro, tuy nhiên địnhnghướtín dụng của hai đơn vị lại trái ngược nhau, Khối bán lẻ thì tập trung cho vay tiêu dùng và mua nhà, trong khi đó Khối doanh nghiệp tập trung vào các dự án có giá trị lớn.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Hiện nay, đa số cán bộ tín dụng của OceanBank còn khá trẻ nên vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá khách hàng và xử lý các tình huống phát sinh. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ tín dụng của ĐVCTD hạn chế, cán bộ tín dụng phải làm việc đa năng, không chuyên sâu nên thiếu sự tập trung vào từng khâu của quy trình tín dụng. Việc OceanBank bị hạn chế cấp tín dụng cho một số đối tượng và lĩnh vực tín dụng cũng khiến các cán bộ tín dụng tại OceanBank thiếu kinh nghiệm thực tế.
Các nguyên nhân khách quan
môi trường tài chính, ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 gặp nhiều bất ổn, cụ thể đã có 3 ngân hàng đã bị âm vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ và bị mua lại 0 đồng trong năm 2014 và năm 2015. Ngoài ra một số ngân hàng khác như EximBank, Sacombank và DongABank đều đã bộ lộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh và cụ thể là hoạt động tín dụng nên đã được NHNN cử cán bộ đến hỗ trợ điều hành. Cũng trong thời gian này, hàng loạt các chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và các cán bộ cao cấp tại các ngân hàng Việt Nam bị bắt giữ. Đây là hậu quả của việc không minh bạch tài chính của các NHTM trong thời gian qua.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật. Hiện nay, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật Đất đai… và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đều có liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai còn chậm và còn chồng chéo gây khó khăn cho các ngân hàng. Cụ thể, theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng, tuy nhiên phần lớn khách hàng vi phạm đều không tự nguyện giao tài sản để Ngân hàng xử lý. Khi đó không có cơ quan chức năng nào hỗ trợ ngân hàng mà hầu hết, phương án mà Ngân hàng phải sử dụng đó là kiện ra tòa. Thời gian từ ngày nhận đơn kiện đến khi thi hành án theo quy định tối đa là 7 tháng đối với các vụ kiện liên quan tới kinh doanh thương mại, và 10 tháng đối với vụ án dân sự. Trong thực tế, thời gian kiện có thể còn kéo dài lâu hơn, gây mất thời gian, tiền bạc và công sức của bên khởi kiện.
- Sự thanh tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN. Với số lượng Ngân hàng nhiều như hiện nay thì NHNN chủ yếu chỉ thực hiện thanh tra thực tế tại một số ít các Ngân hàng, phần lớn là giám sát từ xa dựa trên các báo cáo hàng tháng, hàng quý của các Ngân hàng gửi lên. NHNN thực tế chưa ngăn chặn, phòng ngừa và đưa ra cảnh báo sớm các rủi ro, đặc biệt là RRTD tại các NHTM mà chỉ xử lý khi RRTD đã phát sinh. Lực lượng thanh tra NHNN còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng so với số lượng Ngân hàng thực tế hiện nay.
- Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu chưa hoàn thiện. Hầu hết, các Ngân hàng cập nhập tình hình vay vốn của khách hàng từ Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng (CIC). Thông tin được cung cấp từ hệ thống CIC đã trở thành một trong những dữ liệu quan trọng để thẩm định lịch sử tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, CIC 57
vẫn chưa cung cấp được đầy đủ và hoàn thiện các thông tin từ hợp đồng tín dụng hay thể hiện tình hình tài chính, tài sản đảm bảo,… Vì vậy, thông tin được cung cấp từ CIC vẫn chưa giúp được Ngân hàng phân loại và phân tích tốt nhất tín dụng của Khách hàng để giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định cấp tín dụng cho Khách hàng.
Các nguyên nhân từ Khách hàng
- Năng lực điều hành, năng lực quản lý, khả năng hoạch định tài chính của khách hàng yếu kém. Trong nền kinh thế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh và cá nhân có rất nhiều cơ hội kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó cũng là những thách thức không nhỏ từ việc cạnh tranh cũng như tác động của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Do đó, đòi hỏi khách hàng phải có sự nhạy bén với những biến động không ngừng của thị trường như hiện nay. Việc điều hành, năng lực quản lỷ, khả năng hoạch định tài chính không tốt sẽ dẫn tới việc công ty không kinh doanh hiệu quả, không có những chính sách phù hợp trước những thay đổi của thị trường, không chủ động kiểm soát được dòng tiền ra vào của công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng vốn vay không hiệu quả và khả năng trả nợ của công ty.
- Kinh doanh theo trào lưu và không tính toán lợi nhuận lâu dài. Nhiều doanh nghiệp nhỏ/ hộ kinh doanh không có phương hướng kinh doanh lâu dài mà chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, chạy theo xu hướng, trào lưu của các ngành nghề đang có lãi. Trong khi tiền vốn bỏ ra khi mới bắt đầu gia nhập ngành là rất lớn đòi hỏi phải sử dụng những khoản cấp tín dụng trung hoặc dài hạn thì doanh nghiệp/ hộ kinh doanh chỉ lập ra những phương án kinh doanh ngắn hạn. Ngoài ra, những doanh nghiệp/ hộ kinh doanh mới thành lập đều đăng ký những ngành nghề đang phát triển nóng đem lại lợi nhuận cao, do đó sẽ bị cạnh tranh từ các đổi thủ là rất lớn. Rủi ro khi các Khách hàng này không có đầu ra sản phẩm ổn định sẽ dẫn tới nguy cơ chậm trả nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng.
- Khách hàng cung cấp thông tin không đẩy đủ hoặc sai lệch. Trước và trong khi quan hệ tín dụng với Ngân hàng, các Khách hàng thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho cán bộ tín dụng. Hơn thế nữa, các Khách hàng còn làm đẹp số liệu, không phản ánh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của mình để được cấp tín dụng hoặc được hưởng những ưu đãi của Ngân hàng như giảm
lãi suất hoặc được vay tín chấp,… khiến cho việc phân tích rủi ro của các cán bộ tín dụng không sát với tình hình thực tế dẫn tới RRTD. Trong trường khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng thì mức độ rủi ro ngân hàng gặp phải rất cao. Khi đó, khách hàng thường có hành vi lừa đảo về tài sản bảo đảm và tình hình tài chính của mình để lừa đảo và chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Những phân tích trên cho thấy, hoạt động QTRRTD của OceanBank đã đạt được những kết quả nhất định, hệ thống và quy trình QTRRTD cũng ngày càng được hoàn thiện, tiến tới các tiêu chuẩn Basel II. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng và chất lượng chuyên viên tín dụng vẫn thấp, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động QTRRTD tại OceanBank vẫn vượt ngưỡng an toàn của các NHTM (theo quy định của NHNN) rất nhiều. Nguyên nhân do ảnh hưởng tiêu cực từ sự việc liên quan đến nguyên Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm và hoạt động cấp tín dụng dưới chuẩn khiến cho rất nhiều khoản cấp tín dụng bị xếp vào nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn. Yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu tốn thất và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Tiểu kết Chương 2
Trong chương này, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng QTRRTD tại OceanBank. Đặc biệt, Luận văn tập trung phân tích và đánh giá về từng bước trong quy trình QTRRTD tại OceanBank, bao gồm: nhận diện RRTD, đo lường RRTD, và kiểm soát RRTD. Luận văn cũng chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đang hiện hữu trong các yếu tố cấu thành quy trình QTRRTD của Oceanbank. Đây chính là cơ sở để Luận văn đưa ra các kiến nghị chính sách và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình QTRRTD của OceanBank ở Chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG VIỆT NAM