Kinh nghiệm về quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 38)

mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank)

Năm 2013, VietinBank tiếp tục chuyển đổi mô hình QTRRTD giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, và là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai xây dựng mô hình QTRRTD ba vòng kiểm soáthay còn gọi là mô hình ba lớp phòng vệ. Việc chuyển đổi mô hình QTRRTD dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ giúp ngân hàng giảm thiểu RRTD.

Vòng kiểm soát Vòng kiểm soát thứ hai Vòng kiểm soát

thứ nhất thứ ba

Các bộ phận trực Các bộ phận QTRR chuyên trách Kiểm tra tiếp kinh doanh

kiểm toán Mảng Mảng Mảng Mảng nội bộ Các bộ phận khác QTRR QTRR QTRR QTRR TD thị hoạt tổng trường động thể Nguồn: http://www.tinmoi.vn/chuyen-doi-mo-hinh-tin-dung-huong-toi-khach-hang- 011219507.html

Hình 1.2: Mô hình Quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank

1.4.1. Quy trình QTRRTD tại VietinBank

Quy trình QTRRTD tại VietinBank gồm 4 bước:

Bước 1: Nhận diện RRTD

Cán bộ kinh doanh (CBKD) sau khi tìm hiểu nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng sẽ hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Sau khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, CBKD tiến hành thẩm định nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng theo 5 tiêu chí: Năng lực pháp lý, năng lực tài chính, phương án vay vốn, tài sản bảo đảm (TSBĐ) và những rủi ro có thể xảy ra do các điều kiện khác. Sau khi thẩm định xong, CBKD tiến hành lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng đến cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đối với những khoản vay lớn, khoản vay phức tạp cần cán bộ thẩm định (CBTĐ) độc lập thẩm định lại tờ trình và hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng, đơn vị cấp tín dụng (ĐVCTD) sẽ gửi tờ trình và hồ sơ cấp tín dụng lên phòng Thẩm định theo quy định của VietinBank.

Sau khi khoản cấp tín dụng được phê duyệt, CBKD chuyển tòa bộ hồ sơ cấp tín dụng và phê duyệt cho phòng kế toán để thực hiện kiểm soát

tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ, kiểm soát chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn trước khi thực hiện giải ngân, CBKD sẽ tiếp tục

khách hàng định kỳ sau khi giải ngân.

Bước 2: Đo lường RRTD

Hiện nay, VietinBank đã xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để chấm điểm khách hàng, đánh giá phân loại khách hàng phù hợp. Ngoài ra, VietinBank đã ký kết hợp đồng “Dịch vụ tư vân xây dựng Hệ thống quản lý RRTD cơ bản của VietinBank” với Công ty tư vấn Ernst & Young để cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị RRTD theo Basel II. Theo đó, VietinBank xây dựng một hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp thống kê, cải thiện chính xác và lượng hóa các tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL).

Bước 3: Kiểm soát RRTD

Kiểm soát RRTD tại VietinBank bao gồm hai nội dung chính là: Kiểm soát tuân thủ, và xây dựng hệ thống quy trình xử lý nợ có vấn đề.

Kiểm soát tuân thủ là việc VietinBank thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các đơn vị cấp tín dụng và yêu cầu các đơn vị cấp tín dụng lập báo cáo thường xuyên/đột xuất theo quy định nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa RRTD phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của các ĐVCTD.

VietinBank cũng chú trọng xây dựng hệ thống quy trình xử lý nợ có vấn để. Theo đó, khi có bất kỳ chỉ số nào thay đổi như: Tăng trưởng tín dụng quá nhanh, cơ cấu tín dụng tập trung cao vào một ngành, phát sinh nợ có vấn đề và nợ xấu vượt ngưỡng cho phép, các đơn vị nghiệp vụ tại phòng QTRR sẽ nhanh chóng cập nhập thông tin (thường là mỗi ngày một lần vào cuối ngày) bằng cách chạy số liệu báo cáo trên hệ thống và báo cáo từ đơn vị (định kỳ/đột xuất). Từ đó báo cao lên Ban điều hành và Ủy ban xử lý rủi ro, đề xuất phương án xử lý.

Ngoài ra, để kiểm soát RRTD chặt chẽ, VietinBank cũng chú trọng phát triển công nghệ thông tin để có thể xuất báo cáo thuận tiện, chính xác và nhanh chóng. Ngày 18/8/2011, VietinBank chính thức áp dụng hệ thống nhắc nợ qua SMS điện thoại, dịch vụ này đã hỗ trợ rất nhiều cho các CBKD vì phải quản lý số lượng khách hàng lớn, giúp khách hàng có thể nhanh chóng và lưu trữ lại được số tiền cần phải thanh toán trả nợ.

Bước 4: Xử lý nợ

VietinBank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng thông tư 002/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Khi khách hàng có những dấu hiệu bất thường như chậm thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn hay không trả được nợ, tình hình tài chính khó khăn, môi trường kinh doanh thay đổi bất lợi,… thì sẽ có nguy có phát sinh các RRTD. Vì vậy, VietinBank thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản cấp tín dụng tối thiểu một năm một lần và kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần. Từ đó đưa ra các giải pháp xử lý nợ như cơ cấu khoản nợ, tài trợ RRTD bằng cách miễn giảm lai phạt nếu như khách hàng khó khăn về tài chính, hoặc khởi kiện phát mại TSBĐ,…

1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank

Thứ nhất, phân tách được các cấu phần tham gia vào hoạt động QTRRTD để có thể hỗ trợ tối đa trong việc nhận diện rủi ro tín dụng của khách hàng, từ đó hình thành khung quy trình QTRRTD.

Thứ hai, xây dựng hệthống cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ.

Tại VietinBank các quy định, quy trình tín dụng, quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ được ban hành đồng bộ. Ngoài ra, khi có những biến động bất thường của môi trường pháp lý, kinh tế, môi trường kinh doanh,… cũng có những quy định kịp thời và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Chính sách tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khi đảm bảo kiểm soát RRTD. Phát triển sản tín dụng đa dạng, phong phú để đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Thứ ba, phân công chức năng, nhiệm vụcủa các đơn vị tham gia vào quy trình QTRRTD rõ ràng, minh bạch.

Việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa các ĐVCTD và các khối nghiệp vụ thuộc Trụ sở chính (HO), Ban điều hành và Hội đồng quản trị (HĐQT) của VietinBank, điều này tạo thuận lợi trong việc phối hợp làm việc giữa các đơn vị và việc kiểm soát của các đơn vị HO tới các ĐVCTD. Tuy nhiên, cũng

có mặt trái là nếu như không có quy trình rõ ràng thì một công việc có thể bị yêu cầu nhiều lần từ các đơn vị khác nhau hay có sự kiểm soát chồng chéo. Để khắc phục điều này, VietinBank đã xây dựng quy trình QTRRTD trong đó nêu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các đơn vị để tránh tình trạng chồng chéo trong công tác QTRRTD.

Thứ tư, xây dựng hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB)

VietinBank thực hiện chấm điểm XHTDNB thông qua việc phân loại khách hàng thành ba nhóm: Nhóm khách hàng doanh nghiệp (KHDN), khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng là Tổ chức tín dụng (TCTD). Phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng của VietinBank được sự tư vấn của Công ty tư vấn Ernst & Young đã dần áp dụng các tiêu chí chấm điểm theo Basel II. Theo đó KHCN được chia thành cá nhân tiêu dùng và cá nhân kinh doanh, KHDN được chia theo 34 ngành nghề và quy mô doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thứ năm, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo đúng quy định của VietinBank và pháp luật: VietinBank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc tuân thủ và áp dụng trích lập dự phòng RRTD theo thông tư 02/2013/TT- NHNN để từ đó luôn có phương án dự phòng xử lý RRTD.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về RRTD, cụ thể làm rõ khái niệm, đặc điểm của RRTD trong ngân hàng thương mại; phân loại rủi ro tín dụng; chỉ rõ nguyên nhân và hậu quả RRTD mang lại. Đặc biệt đi sâu về quản trị RRTD như: khái niệm; Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM bao gồm các bước: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường RRTD; kiểm soát RRTD, Xử lý RRTD; các nguyên tắc QTRRTD và phương pháp xác định RRTD theo Basel II; Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTD và quy trình QTRRTD của NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và rút ra 5 bài học. Đây chính là cơ sở để Luận văn nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói chung và thực trạng quy trình QTRRTD nói riêng của NHTM TNHH MTV Đại Dương Việt Nam (OceanBank) ở Chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình QTRRTD nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QTRRTD tại Oceanbank ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU

HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương(OceanBank) (OceanBank)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của OceanBank

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993. Năm 2007, Ngân hàng chuyển đổi mô hình lần thứ nhất và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương và lấy tên viết tắt là OceanBank làm nhận diện thương hiệu của Ngân hàng. Năm 2015, OceanBank tiếp tục chuyển đổi mô hình và đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương.

Xuất phát điểm của OceanBank từ một ngân hàng địa phương với vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Bằng sự nỗ lực của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, OceanBank đã không ngừng đổi mới và phát triển, đưa nhận diện thương hiệu và mô hình kinh doanh hiện đại, OceanBank đã đạt vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng vào năm 2011. Sự phát triển quá nóng và nhanh của ngân hàng trong giai đoạn 2009 -2014, kết hợp với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng yếu kém dẫn tới việc Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu chuyển nhóm nợ sang nhóm 5 đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn (hơn 14.000 tỷ đồng) và yêu cầu thực hiện trích lập dự phòng 100% vào tháng 12/2014. Điều này làm cho OceanBank âm vốn chủ sở hữu và mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Tháng 5/2015, NHNN đã mua lại toàn bộ cổ phần OceanBank với giá 0 đồng. OceanBank chuyển đổi mô hình thành ngân hàng 100% vốn Nhà nước và đổi tên thành NHTM TNHH MTV Đại Dương.

Các mốc lịch sử đáng ghi nhớ của OceanBank:

- Năm 2007, chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên từ Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng thành Ngân hàng TMCP Đại Dương và lấy tên viết tắt là

- Năm 2008, đưa phần mềm FlexCube vào sử dụng tại OceanBank. Ngày 28/11/2008 được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

- Năm 2009, thành lập thêm 5 chi nhánh và 12 PGD, 5 chi nhánh mới bao gồm: Chi nhánh Thăng Long tại Hà Nội, chi nhánh Vũng Tàu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, chi nhánh Vinh tại tỉnh Nghệ An, chi nhánh Cà Mau tại tỉnh Cà Mau, chi nhánh Quảng

- Tháng 1/2009: Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, và trở thành cổ đông lớn và chiến lược của Ngân hàng.

- Tháng 5/2009: Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

- Tháng 10/2010: Hoàn thành việc tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng và phát hành thẻ quốc tế Visa.

- Năm 2011: OceanBank mở thêm 6 chi nhánh tại Thanh Hóa, Nha Trang, Đồng Nai, Thái Bình, Quy Nhơn và Bình Dương; nâng tổng số chi nhánh của Oceanbank trên địa bàn cả nước là 21 chi nhánh, trên 100 điểm giao dịch PGD và quỹ tiết kiệm. Cũng tại thời điểm này OceanBank ra mắt trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/4 (1800588815).

- Năm 2013: Phát triển nhận diện thương hiệu, thay đổi logo và diện mạo của các chi nhánh, PGD.

- Năm 2014: Thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội công bố các sai phạm trong hoạt động tín dụng và huy động vượt trần của OceanBank, yêu cầu chuyển nhóm nợ các khoản nợ có khả năng mất vốn sang nhóm 5. Một số lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị và Ban điều hành bị khởi tố hình sự.

- Tháng 1/2015: OceanBank bị mất thanh khoản, âm vốn chủ sở hữu. NHNN đã vào hỗ trợ quản lý điều hành ngân hàng. OceanBank đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

- Tháng 5/2015: NHNN chính thức mua lại OceanBank với giá 0 đồng, OceanBank chuyển đổi mô hình thành ngân hàng 100% vốn nhà nước và đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Dại Dương. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được NHNN yêu cầu hỗ trợ điều hành.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

tr. 94], sau khi chuyển đổi mô hình từ NHTMCP tư nhân sang ngân hàng 100% vốn nhà nước và được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hỗ trợ điều hành, OceanBank đã thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Cụ thể, đứng đầu trong quản trị điều hành tại OceanBank là Hội đồng thành viên, giúp việc cho Hội đồng thành viên để quản trị, điều hành hệ thống OceanBank có Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các ủy ban phụ trách, văn phòng hội đồng thành viên và Ban điều hành. Giúp việc cho Ban điều hành có 10 khối nghiệp vụ, 2 trung tâm, 1 ban và các chi nhánh phòng giao dịch, cụ thể như sơ đồ trên. Mỗi khối nghiệp vụ sẽ được phân ra thanh các phòng với nhiệm vụ và chức năng rõ ràng để đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và thuận tiện trong việc quản lý điều hành ngân hàng.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đến năm 2018 từ năm 2013 đến năm 2018

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank trong giai đoạn 2013 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng tài sản 67.075 43.089 23.347 23.474 23.584 23.714 Tiền gửi của 51.924 47.802 29.592 30.349 31.260 32.510 Khách hàng Cho vay khách 27.756 15.739 7.769 8.414 8.675 9.204 hàng Cho vay khách 28.480 29.527 20.296 19.480 19.662 19.876 hàng Dự phòng rủi ro (724) (13.788) (12.526) (11.065) (10.895) (10.672) Vốn chủ sở hữu 4.355 (11.173) (11.143) (11.033) (10.867) (10.640) Vốn điều lệ 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000

Lợi nhuận trước 232 (15.484) 1.364 107 115 135

thuế

Lợi nhuận sau 189 (15.484) 1.364 107 115 135

thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính của OceanBank

thấy rằng trước khi Thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội phát hiện các sai phạm trong hoạt động huy động vốn và cho vay thì OceanBank có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Năm 2013, tổng tài sản đạt khoảng 67 nghìn tỷ đồng, tăng 7,25% so với năm 2012 (tổng tài sản năm 2012 đạt khoảng 64,5 nghìn tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế đạt 189 tỷ đồng tương ứng với ROE đạt 4,34%, tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ là 2,54% nằm trong giới hạn nợ xấu cho phép của NHNN. Năm 2014, lợi nhuận của Oceanbank giảm hơn 15 nghìn tỷ đồng nguyên nhân do ngân hàng bị mất thanh khoản, NHNN yêu cầu chuyển một số các khoản nợ sang nhóm 5 và cán bộ lãnh đạo bị khởi tố. Năm 2015, VietinBank tiếp quản quản lý NH Oceanbank, và thực hiện bán một số tài sản đảm bảo để xử lý một số khoản nợ nhóm 5 nên lợi nhuận NH đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2016 trở đi, ngân hàng bắt đầu có lãi, cụ thể năm 2018 lợi nhuận sau thuế của NH dạt 135 tỷ đồng 17,39% so với năm 2017,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 38)