Những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kiểm việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 29 - 30)

quan trọng: Về mặt pháp lý, căn cứ vào các quy định của LTTHC năm 2015, thì phần lớn các VAHC được giải quyết ở Tòa án cấp tỉnh. Thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính đảm bảo chất lượng giải quyết án sẽ góp phần giảm đáng kể các khiếu kiện, bức xúc của các bên đương sự. Về mặt xã hội, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính sẽ góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, bảo vệ uy tín của một hệ thống tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng. Đồng thời, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước.

1.4. Những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kiểm việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính luật trong tố tụng hành chính

Đặc điểm riêng của khiếu kiện hành chính khi thụ lý, giải quyết cũng như khi thi hành án hành chính là luôn có một bên đương sự là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước, do vậy, đối tượng bị kiện là cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Vụ kiện hành chính tuy là vấn đề chuyên môn, pháp lý được giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng có ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương và của cả quốc gia. Do vậy, khi kiểm sát việc giải quyết VAHC, VKSND các cấp bên cạnh việc áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật để bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án về VAHC được thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân còn cần chú ý bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, khi cần ban hành kiến nghị với cơ quan hoặc người có chức trách nhiệm vụ trong cơ quan hành chính nhà nước kiến nghị cần bảo đảm tính pháp lý, chính trị và phải được Lãnh đạo Viện đồng ý; Trường hợp việc thi hành án phức tạp thì phải báo cáo Viện trưởng để xem xét, quyết định.

Quán triệt tinh thần đó, trên cơ sở những nội dung của LTTHC năm 2015 yêu cầu đặt ra là phải đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính của VKSND các cấp trong giai đoạn tới, theo các nội dung chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)