Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát với Tòa án và các cơ quan hữu quan trong quá trình tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 32 - 34)

trong quá trình tố tụng

Mối quan hệ giữa VKS và Tòa án trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC là mối quan hệ giữa chủ thể có quyền kiểm sát và đối tượng chịu sự kiểm sát; xuất phát từ đặc điểm của mối quan hệ này, pháp luật tố tụng chủ yêu quy định các quyền và thủ tục thực hiện các quyền của VKS; đồng thời quy định nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng của Tòa án để bảo đảm việc thực hiện các quyền của VKS. Tuy nhiên, pháp luật không thể quy định đầy đủ, chi tiết tất cả những tình huống, vấn đề nảy sinh trong quan hệ phát sinh giữa VKS và tòa án trong quá trình tố tụng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải có sự phối hợp hiệu quả giữa VKS và tòa án trong TTHC để góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của VKS. Sự phối hợp giữa hai cơ quan này là sự thống nhất về nhận thức và các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan, các quy định về giải quyết khiếu kiện hành chính. Sự phối hợp này còn được hiểu là việc mỗi cơ quan tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan kia thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao phù hợp với điều kiện thực tế; là việc mỗi cơ quan thực hiện nghiêm túc quyền hạn, nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với việc thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan kia. Sự phối hợp này còn là sự thống nhất biện pháp để khắc phục những hạn chế trong các quy định của pháp luật, đề ra các biện pháp giải quyết các nhiệm vụ của mỗi bên phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, điều kiện địa lý, tình hình vi phạm, tranh chấp xảy ra ở mỗi địa phương. Bên cạnh tòa án, VKS cũng cần quán triệt yêu cầu chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết các VAHC như: Ủy ban nhân dân; cơ quan, tổ chức đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ và các cơ quan khác để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức

năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nói chung, bảo đảm hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHC được thực hiện kịp thời, nghiêm minh, hiệu quả và đúng pháp luật.

Kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHC là một trong những chức năng quan trọng của ngành KSND. Đây cũng là lĩnh vực công tác khó khăn và nhạy cảm, do đó đòi hỏi VKS các cấp phải không ngừng đổi mới; từng cán bộ, KSV phải thường xuyên trao dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, có bản lĩnh thực thi công vụ. Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các VAHC vừa là để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững kỷ cương pháp luật, đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của VKS trong công tác giải quyết các VAHC.

Tiểu kết chương 1

Với các nội dung trình bày trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất về kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHC, trong đó làm rõ khái niệm, đối tượng phạm vi và nội dung các quyền kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHC; phân tích khái niệm TTHC. Từ những vấn đề lý luận trên làm cơ sở để tác giả phân tích, làm rõ khái niệm, đối tượng, đặc điểm, phạm vi, vị trí, và vai trò của hoạt động kiểm sát việc tuận theo pháp luật trong TTHC. Trong chương này, tác giả cũng đã phân tích những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC... Những nội dung được trình bày tại Chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn về kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong TTHC và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này./.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)