Kiểm sát tuân theo pháp luật việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 34 - 48)

thủ tục sơ thẩm

Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế 282, phạm vi công tác kiểm sát việc giải quyết VAHC bắt đầu từ khi Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện VAHC hoặc từ khi Tòa án thông báo thụ lý VAHC đến khi bản án, quyết định giải quyết VAHC của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kháng nghị, không có yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của LTTHC năm 2015. Trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm VAHC, theo Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Điều 4 Quy chế 282, VKS có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

2.1.1.1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện

Trả lại đơn khởi kiện là hoạt động của TAND (hành vi của Thẩm phán) trả lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo cho người khởi kiện khi thuộc một trong các căn cứ trả lại đơn khởi kiện theo quy định của LTTHC. Trả lại đơn kiện sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền của người khởi kiện, (đó là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được quy định tại Điều 5 LTTHC năm 2015) nghĩa là người khởi kiện sẽ không được Tòa án chấp nhận giải quyết đối với yêu cầu của mình. Vì vậy, đảm bảo việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần vào việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi họ tham gia vào quan hệ TTHC.

LTTHC năm 2015 quy định: khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho VKS cùng cấp; theo quy định tại Điều 8 Quy chế 282, sau khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Toà án cùng cấp, Viện trưởng VKS phân công KSV, Kiểm tra viên thụ lý, nghiên cứu, lập phiếu kiểm sát, hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện. Khi cần

thiết thì thực hiện quyền yêu cầu theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 20 và Điều 21 Thông tư liên tịch số 03/2016 [50, tr. 32]. Trường hợp xét thấy việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện không có căn cứ thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng để thực hiện quyền kiến nghị với Toà án đã trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 124 LTTHC năm 2015. Việc lập phiếu kiểm sát, văn bản kiến nghị, hồ sơ kiểm sát thực hiện theo hướng dẫn của VKSND tối cao.

Khi thực hiện hoạt động kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, KSV cần thực hiện các nội dung cụ thể bao gồm: kiểm sát căn cứ trả lại đơn khởi kiện, thực hiện quyền kiến nghị và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện. LTTHC năm 2015 quy định: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 123; để kiểm sát căn cứ trả lại đơn khởi kiện của Tòa án có đúng căn cứ pháp luật, KSV cần nghiên cứu, xem xét về lý do trả lại đơn khởi kiện mà thẩm phán nêu ra khi trả lại đơn khởi kiện cho người người nộp đơn khởi kiện, trên cơ sở xác định lý do trả lại đơn khởi kiện nêu tại văn bản trả lại đơn khởi kiện, so sánh, đối chiếu với các căn cứ pháp luật tương ứng. Khi cho rằng việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án không đúng căn cứ phápVKS luật,cóquyền kiến nghị với Tòa án để yêu cầu xem xét lại việc trả lại đơn. khởiNhư vậy,kiện quyền kiến nghị đối với việc trả lại đơn khởi kiện VAHC là một quyền hạn đặc trưng của VKS khi thực hiện kiểm sát hoạt động của thẩm phán đối với việc trả lại đơn khởi kiện; vừa là phương thức kiểm soát quyền lực cũng vừa thể hiện tính thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu giải quyết VAHC giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đảm bảo viêc giải quyết VAHC tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật, hướng các chủ thể trong quan hệ tố tụng đó thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các quyền và nghĩa vụ được LTTHC năm 2015 ghi nhận.

Ngoài ra, khi kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trả lại đơn khởi kiện là việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện; kết quả của việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị là cơ sở trực tiếp quyết định một chủ thể có quyền khởi kiện VAHC để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình hay không.

LTTHC năm 2015 quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện bằng việc mở phiên họp, theo đó tòa án giải quyết khiếu nại, kiến nghị bằng việc mở phiên họp, phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện VKS cùng cấp. Tại phiên họp, đại diện VKS phát biểu ý kiến đối với việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Căn cứ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của VKS và đương sự tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định: giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, VKS cùng cấp biết hoặc nhận lại đơn khởi kiện và cácàit liệu kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ . tụcNếuchung không nhất trí với kết quả giải quyết kiến nghị của Tòa án cùng cấp, VKS có quyền kiến nghị lần thứ hai đến Chánh án TAND cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định lần cuối.

2.1.1.2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án

Thụ lý VAHC là hoạt động tố tụng đầu tiên, vì vậy việc thụ lý VAHC của TAND đúng hay không đúng căn cứ pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của toàn bộ quá trình giải quyết VAHC. Với việc thụ lý vụ án, TAND đã chính thức xác định trách nhiệm của mình đối với việc giải quyết vụ án đó. Để đảm bảo cho việc thụ lý VAHC của TAND đúng căn cứ, pháp luật đã tạo ra cơ chế đảm bảo bằng việc quy định chức năng kiểm sát việc thụ lý vụ án cho cơ quan VKSND. Như vậy, kiểm sát việc thụ lý VAHC là hoạt động của VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND đối với việc thụ lý VAHC, nhằm đảm bảo hoạt động thụ lý VAHC của TAND kịp thời, đúng căn cứ pháp luật.

Theo quy đinh tại Điều 126 LTTHC năm 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, VKS phân công KSV, KSV dự khuyết (nếu có) thực hiện nhiệm vụ và thông báo cho Tòa án biết. Khi được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết VAHC, KSV phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo thụ lý theo những nội dung quy định tại Điều 126 LTTHC năm 2015. Căn cứ vào các điều 30, 31, 32, 33, 115 và 116 LTTHC năm 2015, KSV, Kiểm tra viên kiểm sát về thẩm quyền giải quyết vụ án của

Tòa án, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách pháp lý của người khởi kiện và những nội dung khác. Trường hợp phát hiện vi phạm thì báo cáo lãnh đạo VKS thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tại Điều 6 của Quy chế 282 [45, tr.5].

2.1.1.3. Kiểm sát việc Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án

Khi kiểm sát việc giải quyết VAHC theo thủ tục sơ thẩm, VKS kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong TTHC, bảo đảm tài liệu, chứng cứ được thu thập hợp pháp, khách quan, đầy đủ, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Theo Điều 80 LTTHC năm 2015, chứng cứ trong VAHC là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục luật định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Còn chứng minh được hiểu là quá trình làm rõ sự thật khách quan của VAHC do chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng thực hiện nhằm giải quyết VAHC được khách quan, công bằng, đúng pháp luật, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Giá trị chứng minh được thực hiện thông qua những chứng cứ cụ thể, trong TTHC, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự (trừ trường hợp Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ) cũng có nghĩa đương sự là chủ thể chủ yếu phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khi thực hiện kiểm sát việc giải quyết VAHC, VKSND thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết VAHC. Trường hợp kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì VKS có thể xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị. Ngoài ra, VKS còn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho VKS và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho VKS biết.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 LTTHC năm 2015, Thẩm phán có thể tiến hành các biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ gồm: lấy lời khai đương sự, người làm chứng; đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng; xem xét, thẩm định tại chỗ; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Khi kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ, VKS kiểm sát việc xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của Thẩm phán nhằm đảm bảo cho việc thu thập tài liệu chứng cứ được khách quan, đúng căn cứ pháp luật.

Đối với trường hợp VKS có yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì theo quy định tại khoản 4 Điều 93 LTTHC năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp hết thời hạn theo quy định mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của VKS thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho VKS. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của VKS mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc biệt lưu ý, việc xử lý trách nhiệm đó không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho VKS. Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cho việc giải quyết vụ án, VKS thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 84 LTTHC năm 2015 và hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư liên tịch số 03/2016.

2.1.1.4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án

Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTHC là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết VAHC nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Theo quy định của LTTHC, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết VAHC bao gồm: Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật

buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính và cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đương sự và Tòa án đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp yêu cầu hay việc áp dụng hoặc không áp dụng không đúng quy định của pháp luật và gây thiệt hại cho người bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

VKS kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 73 LTTHC năm 2015, Tòa án phải gửi cho VKS quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; khi kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, KSV kiểm sát tính có căn cứ của việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, thời hạn, thủ tục ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ… Khi kiểm sát việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, KSV thông qua thông báo của Tòa án để kiểm sát lý do không quyết định của Thẩm phán đúng căn cứ pháp luật hay không. Việc quy định cụ thể trách nhiệm của Thẩm phán phải gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp ra quyết định, phải gửi thông báo về việc không ra quyết định cho VKS một mặt cho thấy vai trò của VKS đối với việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời tạo cơ chế thuận lợi để VKS thực hiện có hiệu quả, đảm bảo việc áp dụng hay không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đúng căn cứ pháp luật. Khi kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án để yêu cầu Chánh án giải quyết theo quy định tại Điều 76, 77 LTTHC năm 2015.

2.1.1.5. Kiểm sát kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại được Tòa án tổ chức trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri và vụ án xét xử theo thủ

tục rút gọn), thông qua hoạt động kiểm sát việc giải quyết VAHC, VKS đảm bảo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

VKS không trực tiếp tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại nhưng VKS kiểm sát thông qua các quyết định khi Thẩm phán ra các quyết định xử lý kết quả đối thoại. Như vậy, tùy từng kết quả của đối thoại, mà dẫn đến các thủ tục tố tụng tương ứng, trong trường hợphọptại phiên đối thoại mà các bên đương sự không thống nhất được kết quả đối thoại, người kh kiện giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, người bị kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)