Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 80 - 82)

trong tố tụng hành chính

Trước hết, cần bố trí đủ số lượng Kiểm tra viên giúp việc cho KSV nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị đề cương hỏi, bài phát biểu tại phiên tòa, phiên họp theo quy định của LTTHC năm 2015. Đối với phiên tòa theo thủ tục rút gọn, phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, thời hạn nghiên cứu hồ sơ rất ngắn (bằng hoặc ít hơn 05 ngày làm việc), do đó, cần ưu tiên có sự tham gia của Kiểm tra viên để bảo đảm chất lượng tham gia phiên tòa, phiên họp của KSV.

Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tại VKSND tối cao, cần bố trí, phân công cụ thể KSV có trách nhiệm giúp việc cho Viện trưởng VKSND tối cao trong việc theo dõi, thực hiện quyền yêu cầu đương đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết theo quy định của LTTHC năm 2015, bảo vệ lợi ích chính đáng của người có đơn.

Thứ hai, cần có quy định phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngạch KSV, Kiểm tra viên theo hướng: KSV ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự chỉ đạo của KSV ở ngạch cao hơn; Kiểm tra viên phải tuân theo sự chỉ đạo của KSV, trừ trường hợp Viện trưởng VKS chỉ đạo phân công khác. Việc sắp xếp, điều động, bố trí công chức có chức danh “KSV” ở từng cấp, từng đơn vị kiểm sát phải bảo đảm hợp lý, tránh tình trạng “KSV” vẫn thực hiện các công việc của Kiểm tra viên, chưa xứng tầm với chức danh “KSV”, lãng phí nguồn lực, chức danh. Ngoài ra, việc phát triển đội ngũ công chức có chức danh KSV thông qua thi tuyển cần thực hiện đồng bộ, thống nhất với việc phát triển đội ngũ Kiểm tra viên.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ chuyên gia; bổ trí, điều động, luân chuyển, đào tạo công chức theo hướng chuyên sâu. Phát triển đội ngũ chuyên gia về pháp luật TTHC (đặc biệt là ở Vụ 14 VKSND tối cao) thông qua việc huy động lực lượng giảng viên, điều động một số KSV tâm huyết, giàu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực pháp luật TTHC tham gia vào công tác này theo chế độ cộng tác viên hoặc chế độ phù hợp khác. Việc áp dụng cơ chế biệt phái hoặc cộng tác viên trong điều kiện hạn hẹp về biên chế ở Vụ 9, Vụ 10 VKSND tối cao hiện nay, cũng là

một trong những giải pháp khả thi và hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn số lượng đơn đề nghị, kháng nghị, giám đốc thẩm ở VKSND tối cao tăng cao.

Trong việc tuyển dụng, cần ưu tiên tuyển dụng một số sinh viên ngành luật tốt nghiệp loại khá, giỏi để bồi dưỡng, đào tạo làm cán bộ nguồn trong tương lai.

Cần chú trọng quan tâm điều động, bố trí, luân chuyển, đào tạo cán bộ, KSV làm công tác này theo hướng chuyên trách [9, tr. 39], nhằm tạo điều kiện thuận lợi để KSV tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một hoặc một số loại án hành chính cụ thể, cập nhận kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời có chính sách khuyến khích, động viên để cán bộ, KSV yên tâm với nhiệm vụ mà lãnh đạo đơn vị đã phân công. Đối với các KSV, Kiểm tra viên đã được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về công tác này thì cần hạn chế việc luân chuyển, bảo đảm ổn định lực lượng cán bộ, phát triển đội ngũ chuyên gia. Chỉ khi đã đào tạo đủ số lượng KSV, Kiểm tra viên đáp ứng yêu cầu thì mới thực hiện việc luân chuyển. Trong một số trường hợp, việc áp dụng luân chuyển công chức từ phòng này sang phòng khác cũng tạo điều kiện phát huy được tính năng động, sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực mới được phân công.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ, KSV, Kiểm tra viên làm công tác kiểm sát việc giải quyết các VAHC. Cần xác định nhiệm vụ lâu dài và trọng tâm để đổi mới công tác kiểm sát tuân theo pháp luật TTHC là nâng cao chất lượng công chức làm công tác này.

Thứ năm, tăng cường công tác phổ biến, tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ KSV, Kiểm tra viên. Thông qua hình thức các buổi họp giao ban, hội thảo, VKSND các cấp chủ động, định kỳ hoặc không định kỳ tổ chức tập huấn chuyên sâu cho KSV thực hiện công tác kiểm sát tuân theo pháp luật TTHC, trên cơ sở các tài liệu tập huấn của VKSND tối cao. Điều này là cần thiết vì các nội dung tập huấn của VKSND tối cao còn khá cơ bản, chưa theo đặc thù của từng địa phương; các văn bản pháp luật hành chính luôn biến động không ngừng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau…

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật của ngành KSND, cuộc thi KSV giỏi, “Chúng tôi là KSV”...; Tổ chức nhiều khóa tập huấn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ; giúp KSV nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND

trong hoạt động tiến hành TTHC. Đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo tại chỗ như: Thông báo rút kinh nghiệm, xây dựng chuyên đề, tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, tổ chức hội nghị tọa đàm, hội thảo; trao đổi, thỉnh thị, giải đáp vướng mắc... nhằm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ, KSV. Đối với phiên tòa rút kinh nghiệm, VKSND cấp trên bố trí tham dự, tổng hợp, thông báo nhân rộng những điển hình tập thể, cá nhân làm tốt và có cơ chế khen thưởng, tạo động lực phấn đấu, rèn luyện cho KSV. Nghiên cứu xây dựng các Trang thông tin điện tử của ngành “chuyên trang”, “chuyên mục” đăng tải các kháng nghị phúc thẩm, kháng nghị giám đốc thẩm, thông báo rút kinh nghiệm hay, có giá trị tham khảo cho các KSV [8, tr. 31].

Thứ sáu, nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo trong ngành KSND về công tác kiểm sát việc giải quyết các VAHC. Các cơ sở đào tạo trong ngành KSND cần phát triển đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các VAHC. Theo đó, cần thực hiện các giải pháp như: Tổ chức thi tuyển giảng viên trong phạm vi rộng để lựa chọn những người có năng lực, trình độ, chuyên môn; khuyến khích và tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài, tham gia vào hoạt động thực tiễn của ngành để có thêm kiến thức thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy. Ngoài ra, cần rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng mới hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu, bảo đảm phù hợp với quy định của LTTHC năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)