Bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hành nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 74 - 75)

tụng hành nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính năm 2015, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Trong những năm qua, trước tình hình khiếu kiện hành chính diễn biến ngày càng phức tạp về tính chất, không ngừng gia tăng về số lượng, chủng loại (theo số liệu thống kê của Vụ 10, VKSND tối cao, trung bình mỗi năm, số lượng vụ, án hành chính mà Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết tăng khoảng từ 10,1 % đến 16,4% [51]; số lượng vụ việc Tòa án thụ lý giải quyết ở trình tự phúc thẩm, giảm đốc thẩm hoặc tái thẩm cũng tăng đáng kể. VAHC phổ biến và phức tạp nhất là tranh chấp về quản lý nhà nước về đất đai; về bồi thường, hỗ trợ tái định cư), thực hiện quy định của LTTHC năm 2015, VKSND các cấp đã nắm vững và thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của mình trong kiểm sát việc giải quyết các VAHC. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác kiểm sát việc giải quyết các VAHC vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: việc giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm so với tổng số lượng đơn VKS nhận được đạt tỷ lệ thấp (dưới 30%); tiến độ giải quyết đơn còn chậm; số vụ việc do VKS kháng nghị còn ít so với tổng số bản án, quyết định bị Tòa án đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (chủ yếu do đương sự kháng cáo phúc thẩm hoặc Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). Có vụ án, KSV đã nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia phiên tòa ở các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm nhưng vẫn không phát hiện được vi phạm để thực hiện thẩm quyền kháng nghị, dẫn đến án bị Tòa án cấp trên xét xử hủy án, sửa án còn chiếm tỷ lệ cao. Vẫn còn nhiều trường hợp VKS kháng nghị nhưng không được Hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chấp nhận. (Các hạn chế, tồn tại cụ thể đã được phân tích ở mục 2.2.2).

Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, toàn diện; tình hình kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, dự báo sẽ nảy sinh nhiều loại tranh chấp, khiếu kiện mới. Do đó, VKSND cần phải bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm sát giải quyết các VAHC

để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo luật tố tụng hành chính năm 2015 ở việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)