bộ kiểm sát
Xuất phát từ những quy định mới của LTTHC năm 2015 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014; do thực trạng tổ chức bộ máy các đơn vị (phòng hoặc vụ) làm các công tác này đều phải thực hiện đồng thời chức năng kiểm sát đối với thủ tục giải quyết vụ án trong tố tụng dân sự và giải quyết vụ án trong TTHC (ví dụ, Phòng 10 VKSND các tỉnh, Vụ 10 VKSND tối cao); vì vậy, cần đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm sát giải quyết các VAHC của VKS các cấp; Bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức, KSV, Kiểm tra viên, chuyên viên có năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, đảm nhiệm công tác kiểm sát giải quyết VAHC ở VKS các cấp theo hướng chuyên sâu, không kiêm nhiệm và hạn chế điều động. Tăng cường bổ sung cán bộ, KSV có năng lực, kinh nghiêm chuyên sâu cho khâu công tác này tránh tình trạng một người đảm nhiệm nhiều loại việc ảnh hưởng đến chất lượng án hành chính.
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, KSV; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, gắn với việc thực hiện lời dạy của Bác đối với cán bộ, KSV “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ đối với cán bộ, KSV; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ để tìm biện pháp khắc phục, kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, KSV vi phạm phẩm chất đạo đức và kỷ luật công tác, xây dựng ngành KSND trong sạch, vững mạnh.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động kiểm sát giải quyết các VAHC, vậy nên để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát, yêu cầu đặt ra là đội ngũ cán bộ, KSV phải thấu triệt quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các VAHC; nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong kiểm sát giải quyết các VAHC, để phát hiện những vi phạm trong các hành vi, quyết định tố tụng của Tòa án đòi hỏi cán bộ KSV phải nắm vững những quy định điều chỉnh các lĩnh vực có quan hệ hành chính phát sinh tranh chấp. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, KSV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bố trí sắp xếp lực lượng cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của mỗi người là điều kiện quan trọng để bảo đảm hoạt động kiểm sát của VKS đạt chất lượng, hiệu quả cao.