đến năm 2025
* Mục tiêu phát triển:
Tiếp tục xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển con người toàn diện; tăng cường quốc phịng, an ninh, giữ vững ổn định về chính trị xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, Nhơn Trạch cơ bản đạt các tiêu chuẩn đô thị loại III; hướng đến hình thành đơ thị loại II sau năm 2030.
- Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2020 – 2025:
+ Tổng vốn huy động đầu tư phát triển: đạt 75.000 tỷ đồng.
+ Thu nhập bình qn/người theo chương trình nơng thơn mới: 80 triệu đồng/người/năm.
+ Các khu công nghiệp hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý chất thải tập trung đạt chuẩn môi trường; khu cơng nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động 100%. Hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhà máy nước thải cụm công nghiệp huyện.
+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân từ 14- 15%/năm; giá trị sản xuất nơng-lâm-thủy sản tăng bình quân từ 1,5-2%/năm; giá trị tăng thêm ngành thương mại-dịch vụ tăng bình quân từ 25%/năm trở lên.
+ Đến năm 2025, tồn huyện có 70% lao động qua đào tạo nghề.
+ Phấn đấu đến năm 2025, tồn huyện có 16-17 giường bệnh/vạn dân; 05 - 06 bác sĩ/vạn dân.
+ Đến năm 2025, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.
+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia 95%.
+ Đảm bảo tỷ lệ tập hợp số người trong độ tuổi tham gia vào các tổ chức tổ chức chính trị - xã hội đạt từ 75% trở lên, riêng Đoàn thanh niên đạt từ 60% trở lên; Đảm bảo tỷ lệ đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên đạt từ 80% trở lên; xây dựng lực lượng đoàn viên, hội viên nồng cốt đạt từ 35% trở lên.
+ Tỷ lệ đoàn, hội cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 80%, khơng có cơ sở yếu kém.
+ Có trên 80% cơ quan, đơn vị thực hiện đạt tiêu chí Dân vận khéo. + Cơng tác kết nạp đảng viên mới hàng năm đạt chỉ tiêu Tỉnh ủy giao.
+ Phấn đấu thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo chỉ tiêu Ban Chỉ đạo 07 Tỉnh ủy giao hàng năm.
+ Hàng năm giải quyết từ 95% đơn thư tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên và 100% đơn thư khiếu nại kỷ luật của đảng viên thuộc thẩm quyền; tỷ lệ đảng viên trong toàn đảng bộ bị thi hành kỷ luật hàng năm dưới 0,6% so với tổng số đảng viên của đảng bộ.
* Phương hướng phát triển:
- Triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 952-KL/TU, ngày 19/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 13- NQ/TU, ngày 30/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng thành phố Nhơn Trạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Phát huy những thành tựu đạt được trong những nhiệm kỳ qua; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện, bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa, những sản phẩm chủ lực của địa phương.
- Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo mọi người dân
được thụ hưởng cơ bản các dịch vụ phúc lợi xã hội; quan tâm xây dựng đời sống văn hóa, hướng đến chân - thiện - mỹ nhằm phát triển con người toàn diện.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch; nhất là quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên. Tăng cường công tác bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh.
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng, củng cố nền quốc phịng tồn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường khối đại đồn kết tồn dân tộc, tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào hành động cách mạng ở địa phương; góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh.
- Củng cố, sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ trong Đảng; đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trong đó tập trung thực hiện một số lĩnh vực đột phá:
- Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm tập trung phát triển các dự án hạ tầng đô thị mang tính đồng bộ, hiện đại, hạ tầng giao thơng kết nối liên vùng.
- Tập trung thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, logistics; nhất là các dịch vụ theo hướng hiện đại, có lợi thế, dịch vụ cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm người đứng đầu nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
3.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho cơng chức khối Đảng, Đồn thể huyện Nhơn Trạch
3.2.1. Hồn thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng gắn với kết quả thực hiện công việc hiện công việc
Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người lao động trong mọi tổ chức. Để tiền lương thực sự tạo được động lực lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động thì hệ thống tiền lương cần đảm bảo các yêu cầu: phản ánh giá trị công việc, kết quả làm việc. Do vậy, xây dựng một hệ thống chính sách tiền lương khoa học, hợp lý làm địn bẩy, kích thích năng suất và hiệu quả làm việc luôn là nhiệm vụ quan trọng của mọi tổ chức. Muốn cải thiện được động lực làm việc của CC thơng qua tiền lương thì hệ thống tiền lương phải đảm bảo được các nguyên tắc: trả lương theo cơ chế thị trường; trả lương theo vị trí cơng việc; trả lương theo kết quả công việc;
Xây dựng đề án tổng thể về chế độ, chính sách đối với cơng chức khối Đảng, Đoàn thể; tiến hành nghiên cứu, phân tích nhiệm vụ cụ thể đối với từng chức danh xác định vị trí của từng chức danh; tiêu chí đánh giá kết quả hồn thành cơng việc làm căn cứ đề xuất việc thực hiện kết hợp chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, trên cơ sở đảm bảo nguồn lương cho việc từng bước hoàn thiện cơ chế tiền lương. Chính sách tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở tiền lương gắn với hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc là thước đo chính xác nhất giá trị lao động. Giá trị lao động thể hiện mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng chức;
Hệ thống thang bậc lương hiện nay chưa xây dựng trên cơ sở giá trị công việc mà công chức đảm nhận và theo đúng thực tế của cơ quan đơn vị mà chỉ có các thang bảng lương chung cho tất cả cơng chức. Do đó, một chính sách tiền lương
hợp lý, hiệu quả phải được xây dựng trên cơ sở đề án vị trí việc làm của cơng chức mà Chính phủ đã quy định tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, ngày 22/4/2013 của Chính phủ “Về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức”;
Bên cạnh đó bổ sung các chế độ phúc lợi, phụ cấp đặc thù cho công chức khối Đảng, đoàn thể. Chế độ phúc lợi là một trong những quyền lợi của người lao động nói chung và của cơng chức nói riêng nhận được trong quá trình tham gia lao động. Phúc lợi là điều kiện để thu hút và giữ gìn viên chức giỏi, giúp viên chức yên tâm, hài lòng, phấn chấn, tự hào và thỏa mãn với công việc. Hơn nữa, một chính sách phúc lợi tốt cịn là biện pháp nâng cao đời sống tinh thần cũng như tránh được xung đột mâu thuẫn trong lao động từ đó kích thích tinh thần và thái độ làm việc của họ. Các cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xây dựng chế độ phụ cấp riêng cho công chức khối Đảng, Đoàn thể tránh cào bằng về mặt quyền lợi và trách nhiệm như nhau đối với tất cả CC. Hằng năm, cần quan tâm đến các hoạt động tham quan, nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, cơng chức ở mọi tuyến cơ sở. cần có chế độ phụ cấp công tác cho cơng chức khối Đảng, đồn thể tạo động lực làm việc cho họ giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, đôn đốc nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3.2.2. Hồn thiện chính sách bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ đối với công chức khối Đảng, Đồn thể
Để đổi mới cơng tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ cần bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, cơng khai, minh bạch để tuyển chọn người có đủ đức, tài vào các cơ quan Khối Đảng, Mặt trận - Đồn thể huyện. Trong cơng tác cán bộ, việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực, sở trường là rất quan trọng. Thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình bố trí, sử dụng cán bộ đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, minh bạch trong sử dụng cán bộ chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của từng ngành;
Thực tiễn cơng tác xây dựng Đảng nói chung, cơng tác cán bộ của Đảng nói riêng cho thấy, việc bố trí đúng việc, đề bạt đúng người, cất nhắc đúng đối tượng phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận xét, đánh giá cán bộ. hiện nay ở một số nơi vẫn
cịn tình trạng đề bạt, bố trí, bổ nhiệm cán bộ khơng chú ý đến tiềm năng và năng lực thực sự của họ, mà theo lối truyền thống “tuần tự như tiến”, “sống lâu lên lão làng” nếu cứ mãi duy trì tình trạng này sẽ kéo theo những hệ lụy khơn lường và sự tiêu cực trong bố trí và sử dụng cán bộ. Đã đến lúc phải kiên quyết và kịp thời đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo những người năng lực yếu kém, uy tín giảm sút, đồng thời thực hiện việc lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện qua cạnh tranh (thi cử, thử việc, bỏ phiếu tín nhiệm...);
Một là, lựa chọn cán bộ phải lấy năng lực, hiệu quả hoạt động thực tiễn là cơ
sở quan trọng nhất để xét duyệt quy hoạch, bố trí, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ, mạnh dạn bổ nhiệm những công chức trẻ đã được đào tạo cơ bản, có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý thích hợp;
Hai là, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện,
quy trình.
Ba là, khi giao nhiệm vụ, công việc cho công chức phải gắn liền trách nhiệm
với quyền hạn, thẩm quyền nhất định đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao.
Bốn là, xây dựng hướng dẫn quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử
đảm bảo dân chủ, khách quan; giới thiệu những người có năng lực trình độ, phẩm chất vào vị trí cần bổ nhiệm;
Năm là, trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng
cho mọi cơng chức. Khi người cơng chức nhìn nhận được những cơ hội thăng tiến trong cơng việc, họ sẽ có được động lực làm việc mãnh mẽ để có thể đạt được những mục đích của mình, nhu cầu cá nhân được đáp ứng họ sẽ có động lực để hoàn thành nhu cầu và mục tiêu của tổ chức;
Đối với huyện Nhơn Trạch, các cơ quan trong Khối Đảng, Đoàn thể huyện sẽ tổ chức theo chỉ đạo của cấp ủy, và hướng dẫn của các cơ quan trong Khối Đảng, Đoàn thể huyện. Tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan trong Khối Đảng, Đoàn thể huyện phải được bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng thời bố trí tinh gọn hiệu lực hiệu quả hợp lý khoa học theo chức năng và nhiệm vụ thực tế. Cần có sự phân cơng khoa học và tổ chức bộ máy được bố trí và vận hành một cách chuyên
nghiệp, phát huy được trí tuệ và năng lực của CC nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ chun mơn.
3.2.3. Hồn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CC
Xã hội luôn vận động phát triển, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật kiến thức chun mơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngày càng lớn. Đào tạo, bồi dưỡng có vai trị quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào, kích thích tính tích cực lao động của cơng chức, là biện pháp tạo động lực quan trọng cho công chức.
Đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi cơng việc, nâng cao trình độ chun mơn cho cơng chức để có thể kịp thời đáp ứng được sự thay đổi về môi trường thực hiện công việc, thay đổi thiết bị cơng nghệ, thay đổi chính sách, cơ cấu tổ chức…
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng là một trong những giải pháp lớn để thực hiện những nhiệm vụ chính trị của cách mạng trong giai đoạn mới. Muốn hội nhập thành cơng thì phải tự đào tạo, đào tạo lại, thiếu cái gì học cái ấy, học nhằm khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng để làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, ở nước ta, quá trình đào tạo cơ bản trong trường khơng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, do đó, phải đổi mới tư duy trong phương pháp đào tạo. Đào tạo kiến thức cơ bản đã đành, song phải luôn gắn với thực tiễn. Trước mắt cần rà sốt, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thiết thực, phù hợp với từng đối tượng và chức danh cán bộ; quan tâm đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng dành cho công chức khối đảng, đoàn thể; thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ CC nhất là những CC làm việc trực tiếp người nước ngoài. Thường xuyên kiểm