Nội dung của QLNN về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

Hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững do các cơ quan QLNN tiến hành gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó chủ yến tập trung vào:

1.2.2.1. Hoạch định chiến lược, chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo bền vững

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch, mục tiêu về giảm nghèo bền vững là khâu không thể thiếu trong hoạt động QLNN đối với hoạt động giảm nghèo bền vững. Công tác giảm nghèo được nhà nước chú trọng ngay từ khi xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH theo từng giai đoạn: 5 năm, 10 năm, 20 năm…hoặc phân kỳ cho từng giai đoạn 5 năm và dựa trên điều kiện phát KT-XH của đất nước, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Thơng qua việc ban hành các quy định, Nhà nước xác lập hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ, hành vi trong từng hoạt động giảm nghèo bền vững và hình thành căn cứ, cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Các chủ trương, chính sách cần được cụ thể hóa trong q trình triển khai giảm nghèo bền vững ở các địa phương cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình.

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quan trọng trong QLNN đối với bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, trong đó có QLNN về giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở, quán triệt các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh thể chế hóa các văn bản trên cơ sở đặc thù của địa phương và ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành như nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, các quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh, cấp ủy và chính quyền các cấp từ huyện đến xã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, xây dựng các kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Bên cạnh đó, lồng ghép giữa Chương trình mục tiêu quốc giá về giảm nghèo với điều kiện thực tế tại địa phương.

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Việc tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững được thực hiện từ cấp chính quyền trung ương đến địa phương, mỗi cấp đều có những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện những mục tiêu mà chính sách đã đề ra, trong đó cấp chính quyền địa phương việc thực thi thường được thể hiện rõ nét hơn. Tổ chức và bộ máy nhân sự để thực hiện công tác giảm nghèo được xây dựng theo quy định và điều kiện thực tế của từng địa phương. Hoàn thiện bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm từ trung ương đến địa phương đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn điều hành công tác giảm nghèo.

Vai trò của Nhà nước ta là phải xây dựng được một nền hành chính nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, có trách nhiệm ở tất cả các cấp, có khả năng xây dựng các chính sách và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu

của người dân, khuyến khích cơ hội cho người nghèo, người thiệt thòi giúp họ phát huy được tiềm năng của mình. Để đạt được mục đích này phải tạo nên một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ cơng chức về cơ bản có phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Cơng tác giảm nghèo có đạt được thành cơng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào mức độ và khả năng tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo. Tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống cơng tác giảm nghèo. Có gắng với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động mới có hiệu quả.

1.2.2.4. Huy động các nguồn lực cho giảm nghèo bền vững

Những nguồn lực để thực hiện việc giảm nghèo bền vững gồm: con người, nguồn vốn và các phương tiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Quá trình triển khai thực hiện chính sách địi hỏi rất nhiều những nguồn lực khác nhau, trong đó phải kể đến các nguồn lực sau: Nguồn lực về con người, tài chính, khoa học cơng nghệ, tài ngun thiên nhiên. Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, các cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý, khai thác có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, để nguồn tài nguyên thực sự là một nguồn lực giúp cho Việt Nam có thể giảm nghèo bền vững, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

1.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

QLNN đối với hoạt động giảm nghèo bền vững là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, liên quan trực tiếp đến tài chính, ngân sách nhà nước và yếu tố con người. Do đó, chức năng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

đóng vai trị to lớn và cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm minh, thiết thực và hiệu quả.

Thanh tra, kiểm tra là để có cơ sở phân tích, nắm bắt, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo nhằm phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội; chính sách pháp luật về giảm nghèo cho phù hợp; phục vụ cho việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành và can thiệp, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong vấn đề quản lý nhà nước.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo công tác giảm nghèo được thực hiện nghiêm, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong q trình thực hiện chính sách cũng như phát hiện những thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật có liên quan.

Chủ thể thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong QLNN về giảm nghèo bền vững là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả này cần có sự tham gia của các tổ chức đồn thể nhân dân, thậm chí là các đối tượng chính sách. Có như vậy mới đảm bảo được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)