Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 51 - 56)

Nguồn: số liệu Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Thăng Bình [20]

2.2.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

nước về giảm nghèo bền vững

2.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện

Tổ chức bộ máy QLNN về giảm nghèo bền vững là rất quan trọng vì các chính sách có thực hiện được hay khơng, có đi vào cuộc sống hay khơng phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nước nắm bắt được nguyện vọng của người dân mà chính sách hướng đến, thông qua cơ quant tham mưu giúp việc đề xuất chính sách, khi văn bản được ban hành thì bộ máy này triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá việc thực hiện.

UBND huyện Thăng Bình đã ban hành Quyết định số 1494/QĐ- UBND, ngày 22/9/2016 về thành lập BCĐ và Tổ cơng tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Thăng Bình giai đoạn 2016-2020.

Ban chỉ đạo và Tổ cơng tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Thăng Bình giai đoạn 2016-2020, gồm có trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã, 01 phó ban thường trực là Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện, còn các thành viên là trưởng các tổ chức

chính trị - xã hội, các phịng, ban chun mơn của huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và chủ tịch UBND xã, thị trấn.[48]

UBND huyện đã ban hành Quyết định số: 2671/QĐ-UBND, ngày 02/11/2018 phê duyệt danh sách cán bộ theo dõi, thực hiện công tác giảm nghèo và cộng tác viên giảm nghèo các xã, thị trấn. Tuy nhiên, do chế độ phụ cấp thấp, cán bộ xã thường xuyên thay đổi nên chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở chưa được đáp ứng yêu cầu công việc. Những đặc điểm này ít nhiều chi phối đến kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình.[49]

2.2.3.2. Phương thức hoạt động và trách nhiệm của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo [48]

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Thăng Bình được thành lập theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND, ngày 22/9/2016, có bộ phận giúp việc chuyên trách là Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Thăng Bình. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp UBND huyện xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn huyện, cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; kế hoạch thực hiện chương trình; lập dự tốn và phân bổ kinh phí hàng năm gửi Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp vào kế hoạch chung của các phòng, ban, ngành, địa phương trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và chỉ đạo thực hiện. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện chương trình; tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm thực hiện chương trình.

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo huyện Thăng Bình gồm các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy; chỉ đạo, điều hành, quản lý của Ủy ban nhân dân huyện. Trưởng

Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ hoạt động của Ban chỉ đạo trong phạm vi huyện. Giúp việc cho Trưởng Ban có 01 Phó Trưởng ban, Phó Trưởng ban được Trưởng Ban phân công phụ trách công việc chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về nhiệm vụ được phân công. Trưởng Ban chỉ đạo là chủ tài khoản, ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban Thường trực ký thay.

Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chương trình đã đề ra; đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn trong hệ thống ngành dọc để thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Tổ chuyên viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần kiêm nhiệm phải là Trưởng hoặc Phó Trưởng phịng nghiệp vụ của các ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội đồng thời là người giúp Thủ trưởng đơn vị mình thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

2.2.3.3. Công tác phối hợp thực hiện

Các phòng, ban, ngành chức năng của huyện trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của huyện và chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban để hướng dẫn các nội dung hoạt động, xây dựng các chính sách, dự án, các tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương tổ chức thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách bổ sung hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời. Mối quan hệ giữa các phòng, ban, ngành, đoàn thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của huyện theo cơ chế phối hợp liên ngành, phân công trách nhiệm, cụ thể như sau:

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện: Là cơ quan Thường trực có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu Ban chỉ đạo và UBND huyện tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành trên địa bàn huyện. Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã điều tra, lập danh sách và quản lý

đối tượng hộ nghèo theo quy định; nghiên cứu cơ chế chính sách, hướng dẫn các xã xây dựng và thực hiện chương trình. Chủ trì trực tiếp thực hiện các dự án về đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã; xây dựng và nhân rộng các mơ hình giảm nghèo hiệu quả. Trực tiếp quản lý điều hành các quỹ hỗ trợ giảm nghèo, dự tốn và cấp kinh phí cho các hoạt động của chương trình. Tổng hợp các kiến nghị về cơ chế, giải pháp bổ sung hồn chỉnh Chương trình.

- Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện: Chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp và quản lý sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi và các nguồn tài trợ từ thiện cho người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn huyện; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Theo dõi cấp phát, hướng dẫn và giám sát chi tiêu, thanh quyết tốn tài chính đối với nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho Chương trình.

- Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện: Chủ trì và hướng dẫn thực hiện các dự án chương trình khuyến nơng, khuyến lâm cho hộ nghèo; phát triển các ngành nghề nơng thơn; chương trình vệ sinh mơi trường, nông thôn; phối hợp xây dựng phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã nơng nghiệp có sự tham gia của người nghèo, hộ nghèo.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo đảm nâng cao dân trí, trình độ văn hóa cho lao động nghèo; hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và cơ sở vật chất trường lớp cho học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo; phối hợp với Hội Khuyến học huyện trong việc xây dựng xã hội học tập nhằm khuyến khích mọi người học tập.

- Phịng Y tế huyện: Chủ trì các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo; quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo; mua và thanh tốn kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người thuộc gia đình hộ cận nghèo và các đối tượng xã hội, chính sách được Ủy ban nhân dân

huyện phê duyệt hàng năm. Đẩy mạnh công tác truyền thơng về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo; có kế hoạch tổ chức tiếp cận các hộ nghèo để nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện kế hoạch hóa gia đình, duy trì quy mơ gia đình hợp lý.

- Chi Cục Thống kê huyện: Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức điều tra và lập danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định; chịu trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ điều tra và xử lý báo cáo các dữ liệu thực trạng nghèo của huyện.

- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thăng Bình: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức quản lý, thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo theo đúng quy định.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc: Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu giáo dục, tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu và hưởng ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của huyện. Chủ động thực hiện chương trình, kế hoạch thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng kể cả trong và ngoài huyện, các tổ chức nhân đạo từ thiện quốc tế; tăng cường giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại cơ sở. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo trong hệ thống của ngành hưởng ứng, tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của huyện, tiến hành xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hàng năm, thông qua cấp ủy và HĐND cùng cấp để thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. Tổ chức huy động, vận động các nguồn lực và thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn chun mơn của các phịng, ban, ngành liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)