Kinh nghiệ mở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 37)

Trong những năm qua, giảm nghèo bền vững luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ

nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, miền, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo,…do đó tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm qua các năm. Trong đó, một số địa phương có những mơ hình, giải pháp hay, qua đó đã mang lại hiệu quả to lớn trong cơng tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Điển hình trong số các địa phương này là: huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; huyện Cư M'gar, tỉnh ĐăkLăk và ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.

1.3.1.1. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xã hội và người dân vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Đối với chủ hộ nghèo là dân tộc Khmer: Đã tổ chức các hoạt động

tuyên truyền về chủ trương chính sách ưu đãi, ưu tiên của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững cho người dân tộc. Hướng dẫn cách thức làm ăn, tiết kiệm trong chi tiêu, xóa bỏ tư tưởng trơng chờ và ỷ lại từ phía Nhà nước. Đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho người nghèo. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham quan, học tập các mơ hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả trong và ngoài địa bàn tỉnh.

Đối với chủ hộ nghèo là người lớn tuổi: Hỗ trợ về thu nhập hoặc thông

qua giới thiệu việc làm gia công tại nhà phù hợp với chủ hộ là người lớn tuổi.

Đối với chủ hộ là nữ giới: Có giải pháp "3 nắm, 3 giúp". "3 nắm" là

nắm được hoàn cảnh sống, nắm được thu nhập, nắm được nhu cầu hợp pháp, chính đáng của họ; từ đó, triển khai "3 giúp", đó là giúp vốn để làm ăn, giúp giới thiệu học nghề hoặc tìm việc làm phù hợp với sức khỏe, điều kiện làm

việc của người nghèo, giúp kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh hay kinh nghiệm nuôi dạy, giáo dục con cái.

Đối với chủ hộ nghèo có trình độ học vấn thấp: Chính sách giáo dục,

đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ để cho người dân tự mở khóa kho tàng kiến thức cũng như những tiềm năng phát triển sản xuất - kinh doanh. Đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức cho người nghèo trong việc tự học nâng cao trình độ học vấn, học bổ túc văn hóa, học chun mơn nghiệp vụ để nâng cao khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội, tự giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đối với chủ hộ nghèo có ít đất sản xuất: Ủy ban nhân dân huyện đã

xem xét đất công ở các xã để giao đất ở, đất sản xuất cho hộ dân nghèo tránh lãng phí quỹ đất công không sử dụng; quản lý chặt chẽ quyền sử dụng đất theo đúng pháp luật; giai đoạn đầu đưa hộ vào "cánh đồng mẫu lớn", hướng

dẫn hộ nghèo phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích và tính đến phát triển bền vững.

Đối với chủ hộ nghèo có đơng người sống phụ thuộc: Giới thiệu cho họ

làm những việc làm nhẹ tại nhà, thông qua những giờ rảnh rỗi như nhận gia cơng bóc vỏ lụa hạt điều, se lỏi lác, đan lụt bình, đan vỏ bẹ, làm nấm rơm, nấm bầu ngư và chăn nuôi. Đặc biệt là dạy cho họ kỹ năng tiết kiệm hợp lý trong chi tiêu, làm thế nào để thay đổi cuộc sống nghèo khó.

Việc giảm nghèo trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện tốt là nhờ vào sự quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đồn thể chính trị và tồn xã hội cùng chung tay góp sức cho cơng cuộc giảm nghèo, tiến nhanh đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

1.3.1.2. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi

Giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, bước đầu đã tạo đột phá lớn trong phát triển kinh tế. Đời sống người dân được cải thiện và bộ mặt nông thôn miền núi Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc.

Chuyện xóa nghèo cho đồng bào miền núi khơng phải bây giờ mới đặt ra. Lâu nay, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhưng hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững. Có thể nói, phát triển kinh tế ở các huyện miền núi Quảng Ngãi chủ yếu là sản xuất nơng - lâm nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững. Đồng bào được chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật một cách căn bản và ứng dụng trong sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao. Nhiều loại cây trồng chủ lực được thay đổi giống mới phù hợp từng chân đất, làm tăng năng suất, mang lại chất lượng và trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, huyện chủ trương xã hội hóa chương trình hỗ trợ người nghèo thơng qua huy động vốn trong dân và vốn đối ứng của Nhà nước để hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Cách làm này đã gắn trách nhiệm giữa doanh nghiệp và hộ nghèo cho nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt rất có hiệu quả. Phương thức hỗ trợ dần thay đổi theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo, cận nghèo đã đạt nhiều hiệu quả trong sản xuất và giảm nhanh số hộ nghèo trên địa bàn.

Bên cạnh hỗ trợ người dân phát triển các mơ hình tạo việc làm ngắn ngày, bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm như lúa nước, gà thả vườn, rau, dự án cịn hỗ trợ người dân trồng trọt, chăn ni các giống cây trồng mới như nghệ, nấm, nuôi trùn quế... đã giúp người dân tăng thu nhập. Tất cả các mơ

hình này đều được Ban quản lý Dự án tìm kiếm, liên kết doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ trước khi triển khai sản xuất.

1.3.1.3. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững ở huyện Cư M'gar, tỉnh ĐăkLăk

Huyện Cư M'gar là một huyện miền núi cịn gặp nhiều khó khăn, với hầu hết dân số sống bằng nghề nông, lâm, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Một trong những cách làm hiệu quả của huyện Cư M'gar là thường xuyên kiểm tra, rà soát số hộ nghèo trên địa bàn, đồng thời tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở từng gia đình, mỗi thơn, bản để từ đó đưa ra giải pháp giúp người dân vươn lên. Không chỉ được quan tâm hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, huyện Cư M'gar còn giao cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tín chấp với các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn; Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tại địa phương, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mơ hình trong phát triển kinh tế để người dân học tập.

Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về giảm nghèo, vận động, hướng dẫn các đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, góp phần đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tăng thu nhâp nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, huyện đã triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình của Chính phủ như 132, 134, 135, 167, 168..., cũng góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.

Các hộ tham gia mơ hình sẽ được hỗ trợ giống bị, chuyển giao kỹ thuật chăn ni bị sinh sản, hỗ trợ tổ chức sản xuất. Đây được coi là mơ hình mẫu về phát triển chăn ni bị sinh sản và tổ chức sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo phù hợp với điều kiện của địa phương. Sau khi được

bàn giao, các hộ có trách nhiệm chăm sóc bị trong thời gian 03 năm, khi bò mẹ sinh con bê đầu tiên sẽ được luân chuyển cho các hộ gia đình khác để ni và người ni ban đầu được tồn quyền sử dụng bị mẹ để chăn ni. Kết thúc quá trình triển khai, tỉnh sẽ tiến hành tổng kết đánh giá và nhân rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)