Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 64)

Nguồn: số liệu Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Thăng Bình [20]

2.2.6. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Thăng Bình ln quan tâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác giảm nghèo. Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, các ngành chức năng, các địa phương trong huyện đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ, học nghề, có việc làm, giúp nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

UBND huyện thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; đồng thời có cơ chế đẩy mạnh thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sử dụng lao động nông nghiệp, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân; trong đó, ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương. Việc thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm theo hướng tiếp cận đa chiều đã giúp cho công tác xác định, phân loại hộ nghèo, cận nghèo được rõ ràng, việc áp dụng các chính sách giúp thoát nghèo bền vững được xác định đúng đối tượng. Từ năm 2015-2019, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách:

* Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo [46]

Kết quả thực hiện chính sách dạy nghề cho lao động nghèo và cận nghèo theo Quyết định số: 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những chính sách đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật và hộ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông không chỉ giúp cho người nghèo biết cách làm ăn

mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ sản xuất hiệu quả hơn. Từ năm 2015 đến nay đã đào tạo cho 2.749 lao động nông thôn, với tổng kinh phí 2.829 triệu đồng (kinh phí địa phương là 725 triệu đồng- hỗ trợ tiền ăn đối tượng). Các ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nơng nghiệp; trong đó ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 80%; các học viên sau khi học xong được cấp chứng chỉ nghề, sẵn sàng áp dụng vào thực tế ngay tại địa phương để tự tạo công ăn việc làm, thu nhập cho bản thân và gia đình mình, từng bước giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

Qua 5 năm đã giải quyết việc làm cho trên 13.600 lao động. Trong đó, ly hương 7.955 lao động; tự tạo tại chỗ theo hộ cá thể (theo cơ chế chính

sách, nghề truyền thống) 2.115 lao động; thu hút từ các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất kinh doanh 3.310 lao động. Cơ cấu lao động việc làm chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn từ 48% lên 80%. Thu nhập của người lao động được tăng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể.

Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, từ năm 2015 – 2019 huyện đã phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh giới thiệu đi xuất khẩu lao động cho 736 lao động (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…).

* Chính sách tín dụng cho các hộ nghèo: [46]

Thực hiện Nghị định số: 78/2002/NĐ-CP và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 5 năm Phòng LĐTB&XH huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện kiểm tra, thẩm định trình UBND huyện giải quyết cho vay 407 dự án và hộ gia đình với tổng số vốn là 9,272 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo theo Quyết định số: 15/2013/QĐ-TTg, ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hiện có 2.535 hộ cận nghèo được vay vốn, với tổng số tiền vay là: 512,5 tỷ đồng. Mỗi năm huyện dành 300 triệu đồng bổ sung cho quỹ vay của Ngân

hàng chính sách xã hội và quỹ quay vịng của Hội Nông dân huyện để các đơn vị có thêm nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vốn cho vay nhìn chung được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả người nghèo tiếp cận thuận lợi hơn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

* Các chính sách tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội [46]

Hỗ trợ về giáo dục: Thực hiện Nghị định số : 49/2010/NĐ-CP, ngày

14/5/2010 và Nghị định số: 74/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019. Tính đến nay Phịng LĐ-TB&XH huyện đã tiếp nhận và giải quyết 5.016 hồ sơ đề nghị cấp bù học phí và 50.207 hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập của các năm học với số tiền 37,8 tỷ đồng.

Hỗ trợ về y tế: Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người

nghèo, người cận nghèo trong 5 năm đã tiến hành mua và cấp thẻ BHYT cho người cận nghèo với số tiền là 36,4 tỷ đồng, cho hộ nghèo với số tiền là 41,2 tỷ đồng.

Hỗ trợ về nhà ở: Từ năm 2015 - 2019 đã ra quyết định hỗ trợ cho 937

hộ nghèo làm nhà theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền là 18,074 tỷ đồng.

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo với tổng

kinh phí là 15,621 tỷ đồng.

Chính sách miễn, giảm thuế cho hộ nghèo: Đã thực hiện miễn, giảm

thuế đối với hộ nghèo số tiền là 2,127 tỷ đồng.

Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội có hồn cảnh đặc biệt

kinh phí 181,9 tỷ đồng và đã tiến hành mua thẻ BHYT tổng số tiền 23,184 tỷ đồng.

* Đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển phục vụ nông nghiệp nông thôn

[46]

Là một huyện có điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng cịn thiếu, các cơng trình đầu tư phát triển nơng thơn cịn rất hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Các chương trình, chính sách, dự án như: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bê tơng hố giao thơng nông thôn, nâng cấp trạm y tế xã, kiên cố hoá trường học, chương trình quốc gia về việc làm, các chương trình tín dụng, chính sách xã hội trong thời gian qua cũng được triển khai thực hiện tích cực, bước đầu đã phát huy hiệu quả nhưng do nguồn vốn đầu tư hạn chế, điều kiện của huyện khó khăn, địa bàn rộng, nhu cầu đầu tư lớn nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng đối với các xã bãi ngang ven biển theo chương trình 257, trong 5 năm qua đã thực hiện đầu tư xây dựng 47 cơng trình cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, chợ nông thôn,... tại 08 xã bãi ngang ven biển với tổng kinh phí thực hiện là 46,743 tỷ đồng.

* Chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo

Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hố, thơng tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hố, thơng tin về cơ sở; đa dạng hoá các hoạt động truyền thơng, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thốt nghèo.

* Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình:

Hàng năm UBND huyện đều có kế hoạch, chương trình tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ xã phụ trách công tác giảm nghèo của 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng như các trưởng thôn, tổ dân phố, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện dự án, chính sách thuộc chương trình giảm nghèo.

Từ năm 2015- 2019 đã tổ chức 05 lớp tập huấn về thực hiện công tác giảm nghèo, 15 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho đối tượng trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo với hơn 1.500 lượt người tham gia.

Các cấp hội cũng như các ngành trên địa bàn huyện đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các xã trong huyện tập trung khai thác các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước và tín dụng ngân hàng cho hội viên đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đồng thời, vận dụng lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Cũng như phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, tập trung giúp đỡ gia đình hội viên là hộ nghèo, kịp thời khuyến khích động viên và nhân rộng các mơ hình giảm nghèo, mơ hình làm kinh tế giỏi.

Dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo [50]

Trong những năm qua, từ nguồn vốn tỉnh đầu tư hỗ trợ cùng với ngân sách huyện, Hội LHPN huyện đã xây dựng thực hiện 24 mơ hình giảm nghèo với gần 1.971 lượt hộ tham gia (trong đó có 591 hộ nghèo), kinh phí 3,67 tỷ đồng. Xây dựng mới 02 mơ hình giảm nghèo thơng qua phát triển chăn ni bị sinh sản tại xã Bình Quế (hỗ trợ 70 con bò cái sinh sản cho 70 hộ gia đình

nghèo) và xã Bình Nam (hỗ trợ 50 con bò cái sinh sản cho 50 hộ nghèo để

phát triển kinh tế góp phần thốt nghèo bền vững). Những mơ hình đó đã góp

phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn các xã triển khai mơ hình giảm nghèo.

Cùng với sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quan tâm của chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đồn thể, Hội Nơng dân từ huyện đến cơ sở đã đề xuất UBND cùng cấp trích ngân sách bổ sung Quỹ hỗ trợ nơng dân với số tiền: 1.543.500.000 đồng. Ngoài ra cùng với việc vận động các tổ chức, cá nhân, có lịng hảo tâm với nơng dân và cán bộ, hội viên nơng dân đã góp phần tăng tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nơng dân tồn huyện hiện nay lên đến 3.352.070.000 đồng.

Từ nguồn vốn bổ sung Quỹ hỗ trợ nông dân của trung ương, tỉnh và huyện hằng năm, Hội Nông dân huyện đã giải quyết cho các hộ vay để phát triển kinh tế gia đình với tổng cộng 23 dự án, gồm 203 hộ vay, số tiền trên 12 tỷ đồng. Bên cạnh đó để hội viên có vốn phát triển kinh tế, Hội Nơng dân huyện đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân hơn 137.493.803.042 đồng.

Phong trào Đoàn Thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững được triển khai sáng tạo như xây dựng chương trình hành động theo giai đoạn, kế hoạch hằng năm, đưa vào Nghị quyết đầu năm, giao chỉ tiêu mỗi cơ sở Đoàn đăng ký giúp đỡ ít nhất 01 hộ thoát nghèo, 100% các đơn vị cụ thể hóa văn bản và đăng ký danh sách giúp đỡ để theo dõi. Các Liên đội trong toàn huyện đã nhận đỡ đầu 50 em học sinh có hồn cảnh khó khăn với số tiền 200.000đ/tháng cho mỗi em; tổng kinh phí đã trao tặng, hỗ trợ phương tiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo trên địa bàn huyện gần 400 triệu đồng.

Từ những mơ hình về trồng trọt, chăn ni đã được triển khai, nhiều hộ nghèo đã có điều kiện tiếp cận trực tiếp với nguồn lực hỗ trợ, huy động được sự tham gia của người dân và nguồn lực tại chỗ. Trong q trình thực hiện mơ hình đã bước đầu giúp cho các cán bộ địa phương, người dân nâng cao nhận thức, kiến thức quản lý, các kỹ năng về tổ chức thực hiện dự án và tiếp cận khoa học kỹ thuật cho cán bộ cấp xã tại địa bàn triển khai, nâng cao dần sự

chuyển biến nhận thức của người dân trong việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, mạnh dạn tiếp cận khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư thêm vốn vào sản xuất; lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện của hộ và của địa phương, từ đó góp phần giảm nghèo bền vững.

* Chính sách đối với cơng chức phụ trách lao động, thương binh và xã hội ở cấp xã kiêm nhiệm công tác theo dõi chương trình hỗ trợ giảm nghèo [46]

Đã giải quyết hỗ trợ phụ cấp kiêm nhiệm từ nguồn ngân sách tỉnh cho 22/22 cán bộ xã, thị trấn kiêm nhiệm công tác giảm nghèo với số tiền là: 348.480.000 đồng (hỗ trợ 30% theo mức lương tối thiểu chung). Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay ngân sách huyện hỗ trợ mỗi tháng 200.000 đồng cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)