Hồn thiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 77)

Nguồn: số liệu Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Thăng Bình [20]

3.2.1. Hồn thiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đóng vai trị là cơ quan tham mưu chính trong việc đề xuất, tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng và ban hành chính sách giảm nghèo bền vững của huyện, dựa trên các mục tiêu và phương hướng giảm nghèo chung của tỉnh. Chính sách

giảm nghèo bền vững là những quyết định, quy định, pháp luật nhằm cụ thể hóa những chương trình dự án cùng với nguồn lực, vật lực, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến đối tượng cụ thể là người nghèo, xã nghèo nhằm mục đích cuối cùng là giảm nghèo bền vững. Chuẩn nghèo ngày một được điều chỉnh do đồng tiền mất giá, đời sống con người ngày được nâng cao.

Trong quá trình hồn thiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững cần tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình soạn thảo văn bản để thể hiện sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện các văn bản đó. Việc lập kế hoạch giảm nghèo của huyện có sự tham gia của người dân mà đặc biệt là người nghèo - đối tượng thụ hưởng các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện; ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách cụ thể từng xã, để hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với đặc điểm thực tế trên từng địa phương... Do đó, chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững được phân loại theo từng thời kỳ và được điều chỉnh kịp thời nhất theo từng giai đoạn. Chính sách giảm nghèo bền vững được phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau, dựa theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách, chính sách tác động trực tiếp và tác dụng gián tiếp. Căn cứ và bản chất đa chiều của hộ nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững được chia làm: Nhóm chính sách tăng thu nhập cho người nghèo, chính sách tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, chính sách giảm thiểu rủi ro và rơi vào nguy cơ bị tổn thương, chính sách tăng cường tiếng nói cho người nghèo. Và hồn thiện một số chính sách đặc thù trên cơ sở chính sách chung, nhất là xã bãi ngang ven biển.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng ban hành các văn bản pháp luật về giảm nghèo của huyện. UBND huyện thường xuyên tổ chức

quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và của Huyện ủy Thăng Bình về chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo xuống tận cơ sở mà cụ thể là những người trực tiếp làm công tác giảm nghèo như cán bộ ở thôn, khu phố, tổ tự quản. Trong việc thực thi các văn bản chính sách cần xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện cụ thể và tùy từng nội dung cụ thể mà có cơ chế phối hợp thực hiện.

Tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hiện nay. Tập trung đánh giá những việc làm được, chưa được, những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan trong q trình tổ chức thực hiện cơng tác giảm nghèo bền vững để rút ra những kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở lãnh, chỉ đạo trong thời gian đến. Chỉ ra những bất hợp lý về cơ chế, chính sách trong q trình triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững để kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những chính sách thuộc cấp mình quản lý, và kiến nghị, đề xuất sửa đổi những chính sách thuộc cấp trên ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)