Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 66 - 71)

Nguồn: số liệu Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Thăng Bình [20]

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Từ các chương trình, dự án được xây dựng và thực thi cũng như việc chỉ đạo điều hành thời gian qua cho thấy vai trò của QLNN còn nhiều bất cập trong thực hiện giảm nghèo bền vững, cụ thể:

- Đã có nhiều chương trình, dự án, quyết định đầu tư hỗ trợ để phát triển KT-XH và giảm nghèo bền vững, tuy nhiên có những chương trình đầu tư dàn trải, q trình thực thi cịn thiếu nguồn lực đầu tư, tổ chức chỉ đạo thực hiện không nhất quán, việc tổng kết đánh giá chương chưa được tiến hành chu đáo.

- Khi xây dựng chương trình mục tiêu giảm nghèo đã đề ra mục tiêu quá cao nhưng khi thực hiện thì tiến độ và khả năng đầu tư, khả năng đảm bảo các nguồn lực không đáp ứng. Nhiều cơng trình hạng mục khơng được đầu tư đủ mà chỉ mang tình hỗ trợ trong khi các nguồn lực bổ sung của địa phương lại khơng có do đó bị dở dang hay không thực thi được dẫn đến không hiệu quả hoặc bị lãng phí, thất thốt vốn đầu tư.

- Cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo ở một số địa phương có lúc chưa đầy đủ, kịp thời; vẫn cịn một bộ phận người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách giảm nghèo, cũng như có xu hướng khơng muốn thốt nghèo hoặc xin vào diện nghèo để hưởng chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo, người nghèo.

- Trong giai đoạn này phần lớn các chính sách giảm nghèo do Trung ương ban hành là chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng

(giáo dục, y tế cho người nghèo, hỗ trợ tiền điện...) nên tạo xu hướng “xin

- Mặc dù đã được phân cấp quản lý nhưng điều kiện ngân sách của huyện cịn khó khăn nên việc tổ chức thực hiện còn chậm, kết quả đạt được chưa cao. Một số địa phương theo dõi, giám sát và xác định đối tượng còn nhiều hạn chế. Cán bộ làm công tác giảm nghèo hầu hết là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo và chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nên việc triển khai còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

- Nguồn kinh phí thực hiện chương trình chủ yếu từ nguồn Trung ương và ngân sách tỉnh hỗ trợ cho địa phương, nguồn thu ngân sách huyện còn thấp nên việc bố trí ngân sách để thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo chưa cao.

Quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát tại các địa phương cũng bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều cơng trình được đầu tư nhưng không khảo sát kỹ nên hiệu quả đầu tư không cao, gây thất thốt lãng phí vốn của Nhà nước, nhiều cơng trình khơng phát huy tác dụng như mong muốn, khơng đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Các cấp chính quyền địa phương cịn bng lỏng vai trò quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát của mình nên dẫn đến tình trạng cơng trình kém chất lượng, bị hư hỏng do không được quản lý, bảo vệ.

* Nguyên nhân khách quan:

- Thăng Bình là một huyện nghèo, điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất không thuận lợi; số hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn cịn cao.

- Nguồn thu ngân sách của huyện cịn thấp nên nguồn lực tài chính để bố trí thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đáp ứng u cầu.

- Các hộ nghèo chủ yếu là gia đình đơng con, lao động sản xuất không đủ để cho cả gia đình nên con em họ cũng khơng có cơ hội được đến trường, vì vậy nghèo từ đời này nối tiếp đời sau. Trình độ của người nghèo thấp, chậm đổi mới tư duy trong thay đổi cách phát triển kinh tế, khó tiếp thu khoa học kỹ thuật.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, lực lượng lao động giản đơn, tình trạng dân từ các nơi khác đến làm việc nhiều nên kéo theo những bất cập, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu việc làm, y tế, giáo dục.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện của một số địa phương thiếu tập trung, chưa thường xuyên, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, của cấp ủy, chính quyền và các đồn thể chính trị về cơng tác giảm nghèo đơi lúc hạn chế, dẫn đến lãnh, chỉ đạo thiếu tập trung và đồng bộ, một số nơi triển khai cịn mang tình hình thức. Năng lực cán bộ còn hạn chế nên chưa chủ động để tham mưu phản ánh tình hình, đề xuất giải pháp, biện pháp giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với địa phương mình phụ trách.

- Ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tồn tại một bộ phận người dân và chính quyền địa phương khơng muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách; vai trị của chính quyền và các hội đoàn thể ở một số địa phương chưa phát huy tốt, việc phối hợp đôi lúc chưa đồng bộ.

- Việc rà soát hộ nghèo ở một vài địa phương khơng đúng quy trình, có lúc chưa cơng khai dân chủ từ đó xảy ra trường hợp bỏ sót đối tượng, một vài cán bộ làm công điều tra rà sốt hộ nghèo cịn mang tính chủ quan, tình cảm trong quá trình thực hiện, sợ ảnh hưởng đến danh hiệu gia đình văn hóa, thơn, khu phố văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa, xã nơng thơn mới đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế tại địa phương.

- Vai trò của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững chưa được phát huy tối đa, đơi khi cịn mang tính hình thức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ .

- Một số một số địa phương còn lúng túng trong việc xây dựng khung giám sát, đánh giá, chưa kiên quyết trong việc xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm.

- Nhà nước chưa thực sự dân chủ hóa trong việc xây dựng các kế hoạch, dự án, mục tiêu giảm nghèo bền vững; chưa quan tâm sát sao đến vấn đề người nghèo được thụ hưởng các lợi ích do nhà nước đem lại.

Tiểu kết chương 2

Huyện Thăng Bình có 21 xã và 01 thị trấn. Giao lưu kinh tế, văn hóa

với các địa phương khác thông qua đường Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 14E và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trên địa bàn huyện có 08 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và 01 xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, đa số người dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, sản xuất còn nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Trong những năm qua, chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện đầy đủ, kịp thời, giải quyết những khó khăn của người nghèo; nguồn kinh phí bố trí thực hiện có tập trung và lồng ghép các chương trình. Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế, giáo dục,... đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hộ nghèo.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay ưu đãi,... đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, giúp người nghèo có việc làm, tạo thu nhập ổn định để thốt nghèo bền vững, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông

đi lại, phát triển sản xuất, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn, không những bảo đảm cho công tác giảm nghèo mà còn bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

Trong chương 2 luận văn đã khái quát về điều kiện KT-XH cũng như thực trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình. Đồng thời tác giả cũng đã phân tích thực trạng QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian vừa qua. Số liệu được thu thập khá chi tiết, kết hợp với việc phân tích, đánh giá về hoạt động QLNN đối với giảm nghèo bền vững. Qua đó tác giả cũng chỉ ra những kết quả, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 66 - 71)