Như vậy, qua nghiên cứu một số kinh nghiệm, mơ hình QLNN về giảm nghèo bền vững ở một số tỉnh có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc thực hiện QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam như sau:
- Một là, QLNN về giảm nghèo phải luôn được coi là mục tiêu xuyên
suốt trong chiến lược phát triển, là bộ phận quan trọng trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, 5 năm. Nhà nước ngoài việc đầu tư cho sự phát triển chung, phải có cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi với từng vùng, miền, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Làm tốt cơng tác tổ chức cán bộ, củng cố kiện tồn ban chỉ đạo các cấp nhất nhà cấp xã, ban chỉ đạo phải được xây dựng vững mạnh để thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu đề ra.
- Hai là, để đạt được mục tiêu giảm nghèo cần có sự quan tâm của Đảng, của Chính phủ, sự quyết tâm chỉ đạo thực hiện của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, các cấp và tồn xã hội. Hay nói cách khác cần phải thực hiện xã hội hóa cơng tác xóa đói giảm nghèo, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và có cơ chế động viên, khuyến khích, sự cố gắng nỗ lực vươn lên của người nghèo.
- Ba là, phải thấy được việc thực hiện QLNN về giảm nghèo là một
nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH, đến hoạt động của nhiều ngành và nhiều cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện QLNN về giảm nghèo phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng.
Các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng, đồng thời phải có sự lồng ghép các hoạt động, chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Bốn là, trong triển khai thực hiện phải tiến hành điều tra rõ ràng, cặn
kẽ để xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác với phân tích có căn cứ, khoa học, thực tiễn của những vùng nghèo, xã nghèo khác nhau. Từ đó, kết luận chính xác về quy mơ, tính chất, mức độ nghèo đói, ngun nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để đề ra chính sách và biện pháp cụ thể, vừa là cơ sở để đo đếm, đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp, hành động tiến trình thực hiện QLNN về giảm nghèo bền vững.
Tiểu kết chương 1
Trong chiến lược giảm nghèo, vai trò quản lý của nhà nước rất quan trọng. Việc quản lý của nhà nước về giảm nghèo bền vững tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: Ban hành quy định tạo lập khuôn khổ cho giảm nghèo bền vững; xây dựng bộ máy và nhân sự thực hiện giảm nghèo bền vững; tổ chức thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững và kiểm sốt việc thực hiện các chính sách này.
Trong chương 1, từ những luận điểm khoa học liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, sự cần thiết phải quản QLNN về giảm nghèo bền vững, những yếu tố tác động đến QLNN về giảm nghèo bền vững, cũng như kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương đã cho tác giả những gợi ý cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng đói nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam; đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2