Nguồn: số liệu Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Thăng Bình [20]
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thăng Bình
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thăng Bình
2.3.1. Kết quả
Xác định nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của huyện Thăng Bình. Nhìn chung, cơng tác tổ chức triển khai thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả, đặc biệt từ khi có Chương trình hành động số 08-CTr/HU, ngày 30/8/2016 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/TU về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, các cơ quan, ban, ngành, các hội đoàn thể; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và ban hành các chính sách hướng tới người nghèo.
Hệ thống chính sách, cơ chế, dự án về giảm nghèo bước đầu được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. Các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo
được thực hiện đầy đủ, kịp thời, giải quyết những khó khăn của người nghèo; nguồn kinh phí bố trí thực hiện có tập trung và lồng ghép các chương trình. Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, y tế, giáo dục,... đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hộ nghèo.
Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; đồng thời có cơ chế đẩy mạnh thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm cơng nghiệp trên địa bàn huyện; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sử dụng lao động nông nghiệp, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân; trong đó, ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương.
Tổ chức bộ máy thực hiện cơng tác giảm nghèo được kiện tồn và hoạt động tương đối hiệu quả góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng triển khai các chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
UBMTTQVN và các hội đồn thể từ huyện đến cơ sở tích cực phát động các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các mơ hình thiết thực, hiệu quả giúp đỡ đoàn viên, hội viên nghèo, cận nghèo như: tổ chức các lớp đào tạo nghề, cho vay vốn ủy thác, tổ chức diễn đàn, các buổi tọa đàm “Lắng nghe ý
kiến hộ nghèo”, “ bàn giải pháp giúp hộ nghèo phát triển kinh tế”, “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; các mơ hình “hủ gạo tình thương”,
“ni heo đất”, “ngày thứ 7 tình nguyện”, “tuổi trẻ sáng tạo”… Qua đó đã vận động đoàn viên, hội viên và toàn xã hội chung tay, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo sự lan tỏa và nâng cao ý nghĩa nhân văn của việc chung tay giúp đỡ người nghèo; từng bước xóa bỏ tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, tư tưởng “xin nghèo” trong một bộ phận nhân
dân; phát huy tinh thần tự lực, khơi dậy ý chí chủ động, phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững của hộ nghèo, hộ cận nghèo.