Thẩm quyền điều tra theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền điều tra giữa CQĐT trong CAND với CQĐT trong QĐND và CQĐT của VKSND.
Theo căn cứ này thì thẩm quyền điều tra được xác định như sau: CQĐT trong QĐND điều tra những tội phạm mà người phạm tội là qn nhân tại ngũ, cơng chức, cơng nhân quốc phịng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý. Những người không thuộc các đối tượng nói trên mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Đối với những người khơng cịn phục vụ trong quân đội mà bị phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ quân đội hoặc những người đang phục vụ trong quân đội mà bị phát hiện hành vi phạm tội của họ được thực hiện trước khi vào quân đội thì CQĐT trong QĐND chỉ điều tra những tội phạm có liên quan đến bí mật qn sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội [53].
CQĐT thuộc VKSND điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. CQĐT VKS quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án quân sự.
CQĐT trong CAND (trong đó có CQCSĐT) có thẩm quyền điều tra tất cả những tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND và VKSND.
Mặc dù, đã có sự phân định chặt chẽ về thẩm quyền điều tra, nhưng trong trường hợp việc điều tra chưa rõ thẩm quyền thì để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội CQĐT nào phát hiện trước phải tiến hành ngay các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
Khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, CQĐT phải đề nghị VKSND cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho CQĐT có
đề nghị của CQĐT, VKS cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án. Nếu vụ án phải chuyển cho CQĐT nằm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngồi phạm vi qn khu thì do VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu quyết định.
Trong trường hợp có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì được giải quyết như sau:
- Nếu có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các CQĐT thì Viện trưởng VKSND cùng cấp nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm quyết định.
- Nếu có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa CQĐT VKSND tối cao với CQĐT khác thì việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền Viện trưởng VKSND tối cao.
- Nếu có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư thì Viện trưởng VKS có thẩm quyền nơi xảy ra vụ án quyết định.
- Trong trường hợp cần thiết, CQĐT có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của CQĐT có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra.
- Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong CQCSĐT thì Thủ trưởng CQCSĐT quyết định giao vụ án đó cho đơn vị nào điều tra.
1.3. Khái qt lịch sử hình thành và hồn thiện các quy định củapháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong