Khái qt lịch sử hình thành và hồn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 31 - 39)

Công an nhân dân

Tuy lực lượng CAND và lực lượng điều tra trong CAND được hình thành ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945, nhưng tên gọi CQCSĐT thì mãi đến năm 1981 mới chính thức xuất hiện. Ngày 12/6/1981 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 250/CP quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Nghị định đã quyết định bỏ tên Cục Chấp pháp ở Bộ, Phịng Chấp pháp ở Cơng an địa phương và thành lập hai lực lượng điều tra mới: Cục An ninh điều tra xét hỏi, Cục Cảnh sát điều tra xét hỏi (cấp Bộ) và Phòng An ninh điều tra xét hỏi, Phịng Cảnh sát điều tra xét hỏi (Cơng an cấp tỉnh) và Đội Cảnh sát điều tra (Công an cấp huyện). Lực lượng An ninh điều tra xét hỏi có thẩm quyền điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, lực lượng Cảnh sát điều tra xét hỏi có thẩm quyền điều tra các vụ án xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Các đơn vị trinh sát hình sự, kinh tế khơng làm cơng tác điều tra xét hỏi mà chỉ chuyên trách cơng tác trinh sát bí mật phục vụ phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Trên cơ sở cơ cấu tổ chức CQĐT trong CAND như trên, tại Điều 92 BLTTHS năm 1988 và Điều 8 PLTCĐTHS năm 1989 quy định: CQĐT của lực lượng Cảnh sát nhân có thẩm quyền điều tra các vụ án về những tội phạm quy định từ Chương II đến Chương X Phần các tội phạm của BLHS khi tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của LLANND và những trường hợp do CQĐT của VKSND tiến hành. Đối với các tội phạm quy định tại các điều 94,95, 96 và 97 của BLHS, việc phân công trách nhiệm điều tra giữa các CQĐT của LLCSND và LLANND do Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quyết định.

Triển khai thực hiện quy định trên, ngày 09/5/1989 Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Chỉ thị số 11/CT-BNV về việc tổ chức công tác điều tra tội phạm của lực lượng CAND trong tình hình mới. Theo Chỉ thị này, đối với các tội phạm quy định tại các điều Điều 94 (Tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95 (Tội chế tạo tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96 (Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, phóng xạ); Điều 97 (Tội

bn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới) quy định tại Chương I (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) Phần các tội phạm của BLHS, nếu CQĐT của LLCSND phát hiện thì tiến hành điều tra. Trường hợp qua điều tra thấy rõ hành vi ấy có hại cho an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, gây hoang mang trong nhân dân hay người phạm tội đã có tiền án hoặc tiền sự về một tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì chuyển cho CQĐT của LLANND tiến hành điều tra hoặc trường hợp LLANND đã tiến hành chuyên án trinh sát thì khi phát hiện, vụ án sẽ do CQĐT của lực lượng An ninh điều tra.

Thực tiễn triển khai thực hiện quy định về phân công điều tra các tội quy định tại các điều 94, 95, 96 và 97 của BLHS như trên, bên cạnh những thuận lợi cũng xuất hiện những khó khăn, bất cập nhất định. Có thể nêu như: xét về tính chất, các tội quy định tại các điều 94, 95 và 96 của BLHS xâm hại đến an ninh quốc gia, nên việc điều tra khám phá cũng cần sử dụng nhiều nghiệp vụ điều tra đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, do cán bộ điều tra của LLANND đảm nhiệm mới thích hợp. Đối với tội phạm quy định tại Điều 96a BLHS (Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma t) thì việc điều tra có thể sử dụng nghiệp vụ như với các vụ án hình sự thường, các vụ án bn bán hàng cấm... nên giao cho lực lượng Cảnh sát điều tra thì sẽ phù hợp hơn. Cịn tội phạm quy định tại Điều 97 BLHS (Tội bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố, tiền tệ qua biên giới) có liên quan đến lĩnh vực công tác của nhiều cơ quan như Biên phòng, Hải quan, An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân cho nên tội phạm này có thể giao cho cả CQĐT của LLCSND và LLANND có thẩm quyền điều tra.

Từ hiện trạng ấy, ngày 21/12/l992 Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ký Công văn số 440 phân công lại thẩm quyền điều tra đối với một số tội phạm, trong đó có các tội phạm quy định tại các 94, 95, 96a và 97

như sau: Đối với các tội phạm quy định tại các điều 94, 95, 96 của BLHS do CQĐT của LLANND thụ lý điều tra. Đối với các tội phạm quy định tại Điều 96a BLHS do CQĐT của LLCSND thụ lý điều tra. Đối với các tội quy định tại Điều 97 BLHS do lực lượng nào (An ninh nhân dân hoặc Cảnh sát nhân dân) phát hiện hoặc do cơ quan ngoài ngành chuyển cho CQĐT của lực lượng nào, thì CQĐT của lực lượng đó thụ lý điều tra.

Theo công văn số 440 nêu trên, thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra và CQANĐT đã được phân định hợp lý hơn trước, phù hợp với thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội.

Về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT các cấp:

Cục Cảnh sát điều tra của LLCSND ở Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) điều tra tất cả các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của LLCSND khi xét thấy cần trực tiếp điều tra. Đó thường là những vụ án có tình tiết nghiêm trọng, phức tạp; vụ án mà bị can là người có đặc điểm nhân thân đặc biệt; vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc những vụ án xét thấy nếu để cho CQĐT cấp dưới tiến hành điều tra sẽ khó đảm bảo tính khách quan. Phịng Cảnh sát điều tra của LLCSND Cơng an cấp tỉnh điều tra tất cả các vụ án về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của LLCSND, nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và điều tra các vụ án về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Cơng an cấp huyện nhưng có những tình tiết phức tạp, vụ án mà bị can là người có đặc điểm nhân thân đặc biệt hoặc những vụ án mà xét thấy nếu để cho CQĐT cấp huyện tiến hành sẽ khó đảm bảo tính khách quan. Đội Cảnh sát điều tra của LLCSND Công an cấp huyện điều tra các các vụ án về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của LLCSND khi vụ án về tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của

Chương X Phần các tội phạm của BLHS năm 1985 mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội đó là từ 7 năm tù trở xuống, trừ các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm được quy định tại Điều 89 (Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép), Điều 90 (Tội vi phạm các quy định về hàng không), Điều 92 (Tội cố ý làm bộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước), Điều 93 (Tội vơ ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước), khoản 3 Điều 101 (tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân), Điều 102 (Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng), Điều l79 (Tội vi phạm các qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam), Điều 231 (Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội), Điều 232 (Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật).

Ngày 20/8/2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội ký ban hành Pháp lệnh điều tra hình sự và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/8/2004. Theo đó, CQCSĐT được tổ chức ở 3 cấp, cụ thể là:

- CQCSĐT Công an cấp huyện: trực tiếp thực hiện cơng tác phịng ngừa tội phạm thuộc thẩm quyền đấu tranh của lực lượng CSND trên địa bàn huyện; điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau đây gọi chung là Bộ luật hình sự năm 1999), khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao và CQANĐT trong CAND.

CQCSĐT Công an cấp huyện có 25.628 cán bộ, chiến sĩ (chiếm 72,6% tổng số cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát điều tra), trong đó có 7.862

ĐTV (chiếm 30,67% tổng số cán bộ, chiến sĩ của CQCSĐT Công an cấp huyện, 69% số ĐTV của CQCSĐT trong CAND).

- CQCSĐT Công an cấp tỉnh: trực tiếp thực hiện, tham mưu, hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm thuộc thẩm quyền đấu tranh của lực lượng

CSND và hướng dẫn, quản lý hoạt động của CQCSĐT Công an cấp huyện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao và CQANĐT trong CAND) và các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

CQCSĐT Cơng an cấp tỉnh có 8.638 cán bộ, chiến sĩ; trong đó, có 3.138 ĐTV (chiếm 27,55% số ĐTV của CQCSĐT trong CAND).

- CQCSĐT Bộ Công an: trực tiếp tiến hành cơng tác phịng ngừa nghiệp vụ với các tội phạm thuộc thẩm quyền đấu tranh của lực lượng CSND theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an và có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn hoạt động điều tra hình sự của CQCSĐT Cơng an cấp dưới; điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

CQCSĐT Bộ Công an do Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm làm Thủ trưởng, các phó tổng cục trưởng phụ trách đơn vị điều tra, Chánh văn phịng CQCSĐT, Cục trưởng và một số phó cục trưởng các cục điều tra là Phó thủ trưởng CQCSĐT; gồm 5 đơn vị trực thuộc: Văn phòng CQCSĐT; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng.

CQCSĐT Bộ Cơng an có 1.080 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 388 ĐTV (chiếm 3,45% số ĐTV của CQCSĐT trong CAND).

Kết luận Chương 1

Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận nêu trên, cho phép đưa ra một vài nhận xét mang tính kết luận như sau:

Điều tra vụ án là một giai đoạn của tố tụng hình sự, giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng việc CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Xét trong mối quan hệ tố tụng thì điều tra vụ án là giai đoạn mở đầu, là khâu đột phá trong cả tiến trình tố tụng hình sự. Điều tra vụ án là giai đoạn khơng thể thiếu và giữ vị trí quan trọng của q trình tố tụng hình sự.

Hoạt động điều tra thực chất là quá trình cơ quan tìm kiếm, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tội phạm.

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự khơng chỉ thuộc về các CQĐT, mà thẩm quyền đó cịn thuộc về một số cơ quan, đơn vị tuy không phải là CQĐT, nhưng vẫn được pháp luật giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự khơng chỉ được phân định giữa các CQĐT hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở các ngành khác nhau mà còn là sự phân định giữa cấp trên và cấp dưới trong cùng một hệ CQĐT hoặc cùng một ngành.

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT trong CAND là quyền tiến hành điều tra các vụ án hình sự mà pháp luật tố tụng hình sự giao cho các CQCSĐT trong CAND. Thẩm quyền này được xác định trong mối

quan hệ giữa các CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các bộ, ngành khác và thuộc Bộ Công an; giữa hệ CQCSĐT và hệ CQANĐT; giữa CQĐT các cấp trong cùng một hệ CQCSĐT. Việc phân định thẩm quyền điều tra của CQĐT nói chung, của CQCSĐT trong CAND nói riêng dựa trên nhiều căn cứ, trong đó có bốn căn cứ cơ bản: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của ngành, của đơn vị; căn cứ vào thẩm quyền xét xử của TAND các cấp; căn cứ vào địa giới quản lý hành chính nhà nước và căn cứ vào đối tượng phạm tội.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, để quy định thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND được chặt chẽ và hợp lý, nhà làm luật đã sử dụng các căn cứ một cách kết hợp, đan xen, bổ sung tạo điều kiện cho nhau.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN THẨMQUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)